7. Cơ cấu của luận văn
2.1.2. Trách nhiệm của Nội các
Bên cạnh người đứng đầu bộ máy Hành pháp còn có một bộ máy có tính hiến định đảm bảo cho việc thực thi quyền lực hành pháp. Đó chính là Nội các. Nội các bao gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thứ trưởng. Nội các chịu trách nhiệm (tập thể) trước Nghị viện bằng hình thức bỏ phiều tín nhiệm. Nhưng Hiến pháp quy định chặt chẽ hơn ở chỗ: Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của nội các. Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc
một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề đó ra. Trong thời hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm nội các thì Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết lần hai này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức (Điều 53 và Điều 54 Hiến pháp năm 1946).
Chế độ chịu trách nhiệm của Nội các theo Hiến pháp năm 1946 khác với chính thể đại nghị ở chỗ toàn thể nội các không phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi của một Bộ trưởng (Điều 54). Điều đó có nghĩa là Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức, toàn thể nội các không phải từ chức về một hành vi của Bộ trưởng.
Theo Điều 53 và Điều 54 Hiến pháp năm 1946 thì Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức. Đặc điểm này rất giống với phương Tây, đề cao trách nhiệm của các Bộ trưởng để họ có những đường lối, chính sách kịp thời và có tính khả thi. Chính vì vậy mà các Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm.
Như vậy, Hiến pháp năm 1946 không có quy định Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Nội các hoặc trước Thủ tướng như các Hiến pháp sau này. Đồng thời cách thức bãi nhiệm các Bộ trưởng cũng được quy định rõ là từng Bộ trưởng một, không quy định chế độ chịu trách nhiệm liên đới như các nước.
Hiến pháp năm 1946 đã quy định tương đối cụ thể phương thức làm việc và chức trách của Chính phủ, Chủ tịch nước và các Bộ trưởng. Hình thức làm việc tập thể đã được quy định song không nhiều như sau này mà
trưng của hoạt động Chính phủ mang dáng dấp chế độ Tổng thống. Chính phủ được lập ra trên cơ sở Quốc hội và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
2.2. Trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam theo Hiến Pháp năm 1959.
Trong giai đoạn này, miền Bắc nước ta đã chuyển sang nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11, ngày 18/12/1959 thông qua. Gồm 10 chương, 72 Điều. Chính thể nhà nước ta vẫn là nhà nước Dân chủ Cộng hòa, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều thực hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bản chất nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng của liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và những Hiến pháp sau này có rất nhiều quy định mang tính cương lĩnh, quá độ. Chính phủ được xây dựng theo những nguyên tắc chung của Chính phủ trong bộ máy nhà nước kiểu Xã hội chủ nghĩa và đặc trưng là sự vận dụng nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, không áp dụng nguyên tắc phân quyền: Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay Quốc hội, cơ quan đại diện, do nhân dân toàn quốc bầu ra. Tất cả các cơ quan nhà nước khác đều trực tiếp hay gián tiếp nhận thẩm quyền từ Quốc hội, do Quốc hội thành lập, và trực thuộc Quốc hội, phải báo cáo trước Quốc hội. Nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu nhà nước cũng do Quốc hội bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ - cơ quan hành pháp do Quốc hội bầu ra cũng không có ngoại lệ.
Bộ máy nhà nước gồm có Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan chính quyền địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp.
Hội đồng Chính phủ gồm có: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm các ủy ban nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội đề cử theo đề nghị của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết đinh việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác vủa Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước không ở trong thành phần của Chính phủ, không trực tiếp là người lãnh đạo bộ máy Hành pháp mà nghiêng về chức năng Hành pháp tượng trưng cho sự bền vững, thống nhất của dân tộc. Tuy nhiên, chủ tịch nước vẫn tham gia lãnh đạo Chính phủ, thông qua cơ chế bổ nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ (căn cứ vào quyết định của Quốc hội); khi xét thấy cần thiết có thể tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
2.2.1 Trách nhiệm của Hội đồng Chính phủ.
Vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của Hội đồng Chính phủ được quy định tại Điều 71 Hiến Pháp:
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hội đồng chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban trường Vụ Quốc hội”.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính phủ gồm các Bộ và cơ quan ngang Bộ (với số lượng khá đông, thời kỳ đầu những năm 1960 là 24) do Hội đồng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn, giữa hai kỳ họp Quốc hội thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tùy theo sự cần thiết, Hội đồng Chính phủ đặt những cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ là tổng cục, ủy ban do Hội đồng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Phương thức làm việc của Hội đồng Chính phủ về cơ bản là nặng về làm việc tập thể tương tự Chính phủ của nhà nước Xã hội chủ nghĩa khác đương thời. Hình thức làm việc tập thể của Hội đồng Chính phủ là các hội nghị.
2.2.2 Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Hội đồng Chính phủ và thay mặt Hội đồng Chính phủ chỉ đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Ủy ban hành chính các cấp. Thủ tướng Chính phủ chủ tọa Hội đồng Chính phủ và lãnh đạo công tác của Hội đồng Chính phủ. Các phó Thủ tướng giúp Thủ tướng và có thể ủy nhiệm thay Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt.
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960 thì Thủ tướng Chính phủ và mỗi thành viên của Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm chung trước Quốc hội về toàn bộ công tác của Chính phủ, đồng thời chịu trách nhiệm riêng trước Quốc hội về phần công công tác của mình
2.2.3 Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Điều 10 Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960 quy định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ.
Có thể thấy, theo Hiến pháp năm 1959, việc tổ chức quyền lực Nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, điều này được nêu rõ trong “Lời nói đầu” của Hiến pháp đã thể hiện mục đích của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là xây dựng Chủ nghĩa xã hội, không tuân theo nguyên tắc phân quyền, mà tuân theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay Quốc hội, cơ quan duy nhất do nhân dân bầu ra. Quốc hội không những có quyền thành lập và giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước khác từ Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ, Tòa án cho đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các quy định về tập trung kế hoạch hóa được thể hiện rất rõ ở bản Hiến pháp này.
So với Hiến pháp năm 1946, mô hình tổ chức và hoạt động của Chính phủ thời kỳ này đã chuyển sang mô hình xã hội chủ nghĩa đề cao tính chấp hành, tính chịu trách nhiệm trước Quốc hội và hình thức làm việc tập thể.
Qua sự phân tích trên ta có thể thấy tại Hiến Pháp năm 1959, hoạt động của Chính phủ trở thành đối tượng giám sát của Quốc hội và là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980, gồm 12 chương 147 điều. Thời kỳ này, miền Nam nước ta đã hoàn toàn được giải phóng, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chính thể của nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980 là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, về cơ bản tổ chức quyền lực nhà nước so với mô hình của nhà nước Hiến pháp 1959 không có thay đổi là mấy. Bên cạnh nguyên tắc tổ chức quyền lực truyền thống là tập quyền Xã hội chủ nghĩa được áp dụng một cách triệt để, còn có nguyên tắc làm chủ tập thể. So với chính thể Việt Nam dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp năm 1959, những đặc điểm của mô hình nhà nước Xã hội chủ nghĩa trước đây không có điều kiện được bộc lộ, thì bầy giờ có đủ cơ sở cho việc tuyên bố. Về cơ bản cơ cấu bộ máy nhà nước Việt Nam của Hiến pháp năm 1980 là đỉnh cao tư duy của chế độ tập trung, quan liêu, tiếp thu đầy đủ các kinh nghiệm và mô hình nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Theo Hiến pháp năm 1980 thì toàn bộ hoạt động và tổ chức nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Điều 4 Hiến pháp năm 1980). Đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin có mục đích tôn chỉ xây dựng Chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản.
Quyền lực nhà nước không những được khẳng định thuộc về nhân dân, mà còn được tuyên bố một cách rõ ràng bản chất chuyên chính vô sản. Quyền lực nhà nước được tập trung trong tay Quốc hội. Quốc hội có quyền lập pháp, lập hiến và thành lập ra các cơ quan nhà nước khác, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Hội đồng Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội thành lập bằng cách bầu Chủ tịch, các thành viên và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Do đó, Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan trước đây có
nhiều độc lập đã phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quyền lực (về mặt lý thuyết).
2.3.1. Trách nhiệm của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 104 Hiến pháp năm 1980 quy định: “ Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất”.
Quy định này cho thấy sự thống nhất về quyển lực: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát, phải thực sự trở thành “tập thể hành động” [24,tr. 279]. Các cơ quan khác do Quốc hội lập ra để phân công, phân nhiệm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Quốc hội. Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức theo tinh thần đó là cơ quan chấp hành – hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội; chức năng, nhiệm vụ là thực hiện những hoạt động chấp hành và hành chính được Quốc hội giao.
Hội đồng Bộ trưởng gồm có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước. Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng đều do Quốc hội bầu và bãi miễn. Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng Bộ trưởng cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước.
Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ
tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Hội đồng Bộ trưởng quyết định tập thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng Bộ trưởng về phần công tác được giao và tham gia chung vào công việc chung của Hội đồng Bộ trưởng.
Về cơ chế chịu trách nhiệm của Hội đồng Bộ trưởng không có gì là khác so với Hội đồng Chính phủ theo quy định của Hiến pháp năm 1946.
Điều 104 Hiến Pháp năm 1980 quy định “Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhà nước”. Mỗi thành viên của Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Quốc hội và cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước (Điều 112 Hiến pháp năm 1980).
2.3.2 Trách nhiệm của Chủ tich Hội đồng Chính phủ.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng, lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, trong cơ chế đề cao hoạt động tập thể, Nghị viện, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ yếu xoay quanh việc đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo, điều hòa phối hợp công tác của các thành viên, các Bộ và các ủy ban nhà nước nên hầu như không có sự quyết định cá nhân của người đứng đầu Chính phủ như trước đây và sau này.
Hiến pháp năm 1980 không có điều khoản riêng quy định tính chịu
chịu trách nhiệm của Chủ tich Hội đồng Bộ trưởng tước Quốc hội. Với chế
độ làm chủ tập thể thì cả Hội đồng Bộ trưởng mà không phải là cá nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội (Điều 104 Hiến pháp năm 1980).
Như vậy, cả Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 của nước ta đều quy định sự chịu trách nhiệm của Hội đồng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng) trước Ủy ban thường vụ Quốc hội (Hội đồng nhà nước) nhưng lại không quy định trách nhiệm tương tự đối với Thủ tướng Chính phủ (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tich phân công, điều hòa, phối hợp và kiểm tra đôn đốc công tác một số ngành hoặc lĩnh vự. Do đó, hình thành cơ chế Phó Chủ tịch phụ trách khối và đôi khi chức danh này quyết định thay cả Chủ tịch về lĩnh vực đó.
2.3.3. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng.