Các mô hình chịu trách nhiệm của Chính phủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chính phủ theo quy định của hiến pháp Việt Nam (Trang 31)

7. Cơ cấu của luận văn

1.4. Các mô hình chịu trách nhiệm của Chính phủ

Theo quy định của từng Hiến pháp mà mỗi nước có cách thức thành lập Chính phủ khác nhau và một chế độ chịu trách nhiệm khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là dựa trên cơ sở các đảng phái chính trị.

1.4.1. Chính phủ trong chế độ đại nghị.

Chính thể đại nghị - nơi Chính phủ được hình thành trên cơ sở Nghị viện và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đây là loại hình tổ chức tương

đối phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản phát triển (Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Italia, Đức…). Loại hình tổ chức tổ chức này có hai loại: Quân chủ đại nghị và cộng hòa đại nghị.

Ở chính thể quân chủ đại nghị (điển hình là Anh quốc), nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng đế được truyền ngôi cho con và Chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và được hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ Nghị viện. Các Bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện ). Trên thực tế việc thành lập và hoạt động của Chính phủ đều nằm trong tay của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. “Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm), Vua/Nữ hoàng chỉ thực hiện quyền hành pháp tượng trưng thay mặt cho nhà nước chính thức hóa những quyết định của lập pháp và hành pháp.

Theo chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là tối cao. “Nghị viện được làm tất cả trừ việc biến đàn ông thành đàn bà” là câu nói của người Anh thể hiện tính tối cao của Nghị viện. Đây cũng là nguyên nhân chính mà nước Anh cho đến bây giờ vẫn chưa có Hiến pháp thành văn. Chính phủ phải được Nghị viện lập ra. Hay nói cách khác là Chính phủ - hành pháp được thành lập từ Hạ Nghị viện . Điều đó cũng có nghĩa là Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường hợp không còn sự tín nhiệm của Nghị viện, thì Chính phủ phải từ chức, Nghị viện thành lập được Chính phủ mới. Trong trường hợp không thành lập được Chính phủ mới thì Nghị viện bị giải tán. Do đó Chính phủ có thể bị lật đổ theo quyết định của Nghị viện hoặc có thể tự rút lui theo quyết định chính của người đứng đầu Chính phủ.

Như vậy, Chính phủ được thành lập trên cơ sở của Hạ viện và chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ viện, mà không phải chịu trách nhiệm trước nhà vua, mắc dù theo luật định, nhà vua hoặc nữ hoàng có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ không có quyền hạn vô định mà phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, do dân bầu ra. Việc tín nhiệm của Nghị viện đối với Chính phủ là rất quan trọng, chi phối sự tồn tại của Chính phủ.

Lý do của việc Chính phủ bị bất tín nhiệm có rất nhiều: có thể do kết quả hoạt động của Chính phủ không được Nghị viện chấp thuận, những dự án mà Chính phủ trình Nghị viện không được thông qua…Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là phe đa số của Chính phủ ở Nghị viện đã bị mất quyền kiểm soát Nghị viện. Bên cạnh đó, có khi Nghị viện bác bỏ dự án ngân sách do Chính phủ đệ trình cũng được coi như là sự bất tín nhiệm của. Bởi vì tất cả mọi chương trình hoạt động, mọi chính sách quốc gia đều được phác họa trong dự án ngân sách, bác bỏ dự án ngân sách chính là bác bỏ đường lối, chính sách của Chính phủ.

Việc Chính phủ - hành pháp chịu trách nhiệm trước Nghị viện là một đặc điểm quan trọng nhất của chính thể đại nghị (cả quân chủ lẫn cộng hòa).

Như vậy, nội dung pháp lý trách nhiệm chính trị của Chính phủ thể hiện ở việc Chính phủ từ chức trong trường hợp Chính phủ không còn nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Có 2 trường hợp: Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Chính phủ và Quốc hội biểu quyết từ chối tín nhiệm Chính phủ. Nhưng thực tế ở các nước trên thế giới do chế độ sinh hoạt đảng phái mà nguyên tắc Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện đã không còn mà thay vào đó Chính phủ lại nắm lấy lợi thế quay lại kiểm soát Nghị viện.

lãnh tụ Đảng chiếm đa số trong Hạ viện. “Quyền hạn này đã thuộc về tập tục Hiến pháp không thành văn của Anh” [13,tr.256]. Theo đề nghị của Thủ tướng, Nữ hoàng bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ. Thông thường, đó là các Nghị sĩ của Đảng cầm quyền Một điều quan trọng trong phương pháp thành lập Chính phủ dựa trên cơ sở Nghị viện đó là, Thủ tướng và Bộ trưởng phải là đại biểu Nghị viện.

Thủ tục trách nhiệm nội các được hình thành trong điều kiện trước đây ở Anh quốc khi Đảng đa số tại Nghị viện có quyền ấn định chính sách và lập trường của nhà vua, nên các vị Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về những gì nhà vua đã ký. Vì vậy, các Bộ trưởng chỉ trình bày trước nhà vua những lời khuyên răn hợp với chính sách của Đảng chính trị mà nội các là một phần tư. Nội các không trình bày ý kiến khác vì e ngại Nghị viện có thể bỏ phiếu lật đổ nội các.

Ở Anh quốc, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp. Về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm cùng với các thành viên khác trong nội các trước Nghị viện. Song trên thực tế ông ta lại là một nhân vật không khác nào tổng thống trong chính thể cộng hòa tổng thống, bởi ông ta là thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Mất Thủ tướng đồng nghĩa với mất thủ lĩnh của Đảng cầm quyền và ngược lại. Như vậy, cuộc bầu cử Nghị viện chính là cuộc chạy đua chức Thủ tướng giữa các ứng cử viên là các vị thủ lĩnh của Đảng chính trị. Đó là lý do tại sao Thủ tướng Anh quốc lại có quyền lực lớn như vậy. Vì vậy, cho dù có hay không quy định trong Hiến pháp thì hành pháp vẫn luôn nằm trong tay một các nhân - thủ lĩnh của Đảng cầm quyền. Các Đảng phái chính trị của các nhà nước ganh đua nhau đề giành được chức vị đứng đầu hành pháp.

Ở Italia, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các Bộ trưởng, nhưng Chính phủ phải đọc

chương trình hành động của mình trước Quốc hội hai viện. Chương trình đó phải được Quốc hội hai viện tán thành. Nghị viện tán thành chương trình hành động của Chính phủ là sự phể chuẩn thành phần Chính phủ của Quốc hội. Ở các nước theo chế độ cộng hòa đại nghị , Thủ tướng và Bộ trưởng thành viên Chính phủ thường phải là đại biểu Hạ viện (hạ nghị sĩ). Chính phủ phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện. Mỗi thành viên Chính phủ không những phải chịu trách nhiệm tập thể mà còn phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của lĩnh vực mà mình phụ trách. Khi không còn tín nhiệm, Chính phủ phải từ chức, hoặc Nghị viện bị giải thể.

Từ sự phân tích trên ta có thể thấy, Cộng hòa đại nghị là mô hình mà ở đó áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách mềm dẻo, có sự phối hợp giữa Lập pháp và Hành pháp. Hành pháp được thành lập dựa trên cơ sở Lập pháp và phải chịu trách nhiệm trước Lập pháp. Nghị viện được nhân dân trực tiếp bầu ra, được Hiến pháp thừa nhận là cơ quan có quyền lực tối cao, có quyền lật đổ Chính phủ khi Chính phủ đó không còn sự tín nhiệm của mình. Nhưng dần dần chính Quốc hội lại bị Chính phủ thao túng có thể đe dọa giải tán Quốc hội, khi thấy không có lợi cho Chính phủ. Nguyên thủ quốc gia bị lu mờ, chỉ là nhân vật tượng trưng cho nhà Vua – nhà Vua trị vì nhưng không cai trị. [13, tr. 30]

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của chính phủ theo quy định của hiến pháp Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)