7. Cơ cấu của luận văn
1.4.2. Chính phủ trong chính thể cộng hòa tổng thống
Pháp luật không quy định trực tiếp hình thức trách nhiệm của của Chính phủ (Tổng thống) trước Nghị viện, Quốc hội. Hình thức trách nhiệm này này thường được biêủ hiện dưới các dạng khác nhau như: sự không phê chuẩn một nhân sự nào đó, yêu cầu điều trần trước Nghị viện, sự bác bỏ quyền miễn trừ và cao hơn cả là chế định phế truất Tổng thống. Trên thực tế, hành pháp vẫn phải chịu sự kiểm soát, chịu trách nhiệm nhất định
trước lập pháp. Chính vì vậy mà người ta còn gọi chế độ Tổng thống là chế độ “đại nghị hành lang” [24, tr.314].
Khác với mô hình chính phủ gián tiếp chịu trách nhiệm trước nhân dân trong chế độ nghị viện, trong chế độ này, Tổng thống là người đứng đầu hành pháp – Chính phủ của chính thể này do dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, nên Tổng thống phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân và có một quyền năng rất lớn trong việc cai trị đất nước. Một mình Tổng thống về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm trước cử tri.
“Ở loại hình này, Tổng thống nhận được quyền lực nhà nước thuộc về mình thông qua lá phiếu trực tiếp từ cử chi, nên Tổng thống là những người đứng đầu nhà nước – nguyên thủ quốc gia mà còn là người đứng đầu hành pháp – hành pháp vó rất nhiều quyền lực, có thể ngang ngửa với lập pháp” [12, tr.468]. Về nguyên tắc Tổng thống ở chính thể này có một quyền lực rất lớn.
Trên thực tế quyền hành pháp được vẫn phải được giao cho nhiều người khác nhau, nhưng Hiến pháp của mô hình tổ chức nhà nước này về nguyên tắc nhấn mạnh chế độ chịu trách nhiệm của cá nhân Tổng thống. Không có Thủ tướng, mọi thành viên của Chính phủ đều do Tổng thống bổ nhiệm, và chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không có chức danh Thủ tướng, không có thiết chế Chính phủ.
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu hành pháp cho nên Tổng thống có toàn quyền quyết định nhân sự Chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, tự mình bổ nhiệm và tự mình bãi nhiệm vào bất cứ thời gian nào. Về nguyên tắc các Bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện mà chỉ chịu trách
nhiệm trước Tổng thống. Các Bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách của Tổng thống.
Điển hình cho chính thể Tổng thống là nước Mỹ. Tổng thống Mỹ do dân, cử tri bầu gián tiếp bầu ra nhưng chính là trực tiếp bầu ra cho nên tất cả quyền lực của nhà nước tập trung vào trong tay Tổng thống nước Mỹ. Điều 2 Hiến pháp nước Mỹ quy định quyền hành pháp chỉ được giao cho một người đó là Tổng thống.
So với chính thể đại nghị, thì chính thể tổng thống cộng hòa là it biến dạng hơn. Hay nói một cách khác, các quy định của Hiến pháp trong chế độ Tổng thống có nhiều tính thực tế hơn. Vì vậy, có thể nói rằng Hiến pháp của các nhà nước theo chính thể Tổng thống có hiệu quả trên thực tế nhiều hơn so với chính thể đại nghị. Chế độ Tổng thống mà nước Mỹ là đại diện chính là hệ quả biến dạng của chính thể đại nghị. Đó là kết qủa của sự áp dụng tuyết đối học thuyết phân chia quyền lực nhà nước. Theo quy định trong Hiến pháp của nước thuộc loại chính thể này, thì hành pháp không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Tổng thống không có quyền giải tán Quốc hội và Quốc hội cũng không có quyền lật đổ Tổng thống.[13,tr. 473].
Cộng hoà Tổng thống là mô hình mà ở đó việc tổ chức bộ máy nhà nước được áp dụng một cách tuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực của học thuyết “Tam qưyền phân lập”. Lập pháp và hành pháp không chỉ khác nhau về mặt chức năng mà còn cả về nguyên tắc Quốc hội – Lập pháp của chế độ Tổng thống không có quyền giám sát hoạt động của Hành pháp – Tổng thống. Nhưng trên thực tế, Quốc hội vẫn cứ tiến hành các hoạt động giám sát hành pháp với một lý do đơn giản, giám sát để theo dõi kết quả hoạt động Lập pháp của mình. Bên cạnh đó, giữa các cơ quan quyền lực
khác gì trong chế độ đại nghị. Chính vì có sự hợp tác chịu trách nhiệm ngoài Hiến pháp giữa Lập pháp và hành pháp mà người ta gọi đây là “chế độ đại nghị hành lang”.
1.4.3 Chính phủ trong chính thể cộng hòa lưỡng tính.
Có thể nói chính thể Cộng hòa lưỡng tính ra đời là kết quả tính triển của một quy luật. Nó là sự kết hợp những ưu điểm của chính thể đại nghị và chính thể cộng hòa tổng thống, nó loại bỏ những nhược điểm của 2 chính thể này.
Nếu như ở trong mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện, và ở mô hình chính thể cộng hòa Tổng thống chính phủ lại chỉ chịu trách nhiệm trướcTổng thống, ở cộng hòa lưỡng tính Chính phủ bao gồm các Bộ trưởng và Thủ tướng đứng đầu không những chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống.
Điển hình cho chính thể này là cộng hòa Pháp. Hiến pháp quy định Chính phủ có thể ban hành sắc lệnh.Những quyền hành được kê khai rộng rãi, nên quyền hành của Quốc hội bị hạn chế nhiều.
Hiến pháp năm 1958 của Pháp bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chính quyền cá nhân của tổng thống.
Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở Nghị viện bầu ra như ở các nước theo chính thể đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Đến năm 1962 Hiến pháp Pháp được chỉnh lý lại, Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu với nhiệm kỳ 7 năm, hiện này nhiệm kỳ của Tổng thống được sửa lại là 5 năm.
Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị, lẫn quyền tự thành lập Chính phủ của cộng hòa Tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của Bộ trưởng trước Tổng thống, giảm tính chịu trách nhiệm của Bộ trưởng trước nghị viện. Bên cạnh đó, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm chính trị tức là không thể bị phế truất bởi Quốc hội trừ tội phản bội tổ quốc. Hầu hết các văn bản của tổng thống (trừ một số trường hợp đặc biệt) phải có chữ kí của thủ tướng hoặc bộ trưởng và họ phải chịu trách nhiệm về những văn bản này, Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử chi. Mặc dù không có quyền sáng kiến luật nhưng Tổng thống có thể can thiệp trong quá trình xây dựng luật. Tổng thống gửi thông điệp đến Quốc hội, định hướng cho Quốc hội thảo luật, quy định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Sau khi dự luật được Quốc hội thông qua sẽ gửi cho Tổng thống kí, trong trường hợp Tổng thống yêu cầu Quốc hội thảo luận lại về một phần hay toàn bộ dự luật, Quốc hội buộc phải thực hiện. Tổng thống yêu cầu hội đồng Hiến pháp xem xét về tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu đạo luật vi hiến Tổng thống sử dụng quyền phủ quyết. Tổng thống có quyền chấm dứt hoạt động của Thủ tướng nhưng điều 8 Hiến pháp năm 1958 quy định Tổng thống chỉ được ra quyết định này khi Thủ tướng đề đơn xin từ chức nghĩa là Tổng thống không có quyền cách chức Thủ tướng.
Tổng thống là người tổ chức, dẫn dắt các hoạt động và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đảm bảo hoạt động của các thể chế chính trị và quyền lợi quốc gia. Điều đó đòi hỏi Tổng thống phải đứng trên các đảng phái, lợi ích. Tổng thống hoạt động độc lập với Chính phủ và Quốc hội trong việc quyết định các chính sách, do Tổng thống được bầu phổ thông đầu phiếu mang tính đại diện rộng rãi hơn Quốc hội.
trước Hạ viện về hoạt động của mình. Khi Hạ viện thông qua khiển trách thì Chính phủ phải từ chức. Theo Hiến pháp năm 1958 của Pháp, nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng sẽ ấn định và thi hành chính sách quốc gia. Giống như chính thể cộng hòa đại nghị Chính phủ Pháp có thủ tướng đứng đầu nhưng Chính phủ vẫn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống, Tổng thống chủ tọa các phiên họp hội đồng Bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chí được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Sau khi chính sách của Tổng thống được thông qua, Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống hoạch định, và phải chịu trách nhiệm trước quốc hội và Tổng thống về việc thực hiện các chính sách này. Trong trường hợp không thực thi được thì Thủ tướng và các Bộ trưởng phải từ chức, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm theo quy tắc “không chịu trách nhiệm” của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị. Việc Tổng thống trực tiếp lãnh đạo hành pháp là một trong đặc điểm quan trọng của chính thể Tổng thống cộng hòa.
Thủ tướng vẫn được Hiến pháp quy định là người đứng đầu hành pháp, nhưng có trách nhiệm tổ chức việc thực thi các chính sách của Tổng thống. Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng được thành lập trên cơ sở của Lập pháp, phải chịu trách nhiệm trước Lập pháp và có thể bị lật đổ và Quốc hội có thể bị giải tán. Đây là một đặc điểm quan trọng của chế độ đại nghị. Tổng thống được quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng, nhưng cũng như của chế độ đại nghị, chính là bổ nhiệm của thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Sau đó Thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ bao gồm các Bộ trưởng.
Như vậy, nét đặc trưng của bộ máy hành pháp cộng hòa Pháp là Chính phủ 2 đầu (lưỡng đầu chế). Quyền hành Pháp được chia thành hai phần: phần hoạch định chính sách quốc gia thuộc về Tổng thống, phần thực thi
những chính sách đó thuộc về Thủ tướng và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
1.4.4. Chính phủ ở các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đối với hình thức nhà nước này thì Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Theo lý thuyết, Chính phủ là cơ quan phái sinh từ Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - nhận quyền lực do Quốc hội phân giao và trong hoạt động của mình, Chính phủ nằm dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Về hình thức trách nhiệm của Chính phủ trong các nhà nước Xã hội chủ nghĩa có những nét của cơ chế trách nhiệm của chế độ đại nghị, song không có cơ chế “phản bất tín nhiệm” đối với Quốc hội như các nước trên. Trong từng thời kỳ Hiến pháp, cơ chế trách nhiệm đó cũng có những điểm riêng biệt, phụ thuộc vào mức độ lệ thuộc của mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. [23,tr. 12].
Tóm lại, cho dù nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể nào thì hành pháp – Chính phủ vẫn phải là trung tâm của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước tập trung vào bộ máy hành pháp, do một Đảng, một người cầm quyền, cùng chịu trách nhiệm trước cử tri. Và chính Hành pháp - Chính phủ, mà không phải là một chủ thể nào khác, phải chịu trách nhiệm chính về sự phát triển hay tàn lụi của một quốc gia.
Chương 2
TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
2.1. Trách nhiệm của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946.
Theo Hiến pháp năm 1946, chính thể của nhà nước Việt Nam là Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là một loại hình nhà nước quá độ có tính chất chung cho nhiều xã hội từ thực dân phong kiến chuyển sang chế độ tư sản hoặc chuyển thẳng sang xây dựng Xã hội chủ nghĩa không thông qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội thông qua tai kỳ họp thứ 2 ngày 09/11/1946 đã hiến định một bộ máy nhà nước và Chính phủ chính thức. Đó là mô hình Việt Nam dân chủ cộng hòa hay còn gọi là “Cộng hòa dân chủ nhân dân”. Mô hình này cho đến nay vẫn còn giá trị và là một trong những hình thức tổ chức nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa sau này, vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa của thuộc dân, đế quốc, mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã tạo ra.
Theo Hiến pháp năm 1946, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa cũng như các nhà nước đại nghị đều được Quốc hội bầu ra hoặc được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Chính phủ phải vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách; triển khai
thành luật và phải thực thi nó, đồng thời Chính phủ phải báo cáo công tác trước Quốc hội cho nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Điều 43 Hiến pháp năm 1946 “cơ quan hành chính cao nhất của
toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Về cơ cấu Điều 44
Hiến pháp năm 1946 quy định: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Phó chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ
tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng; có thể có Phó Thủ tướng”.
Trình tự quy trách nhiệm của Chính phủ cụ thể như sau:
2.1.1. Trách nhiệm của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước đứng đầu nhà nước và Chính phủ là thiết chế khá đặc thù trong bộ máy nhà nước và Chính phủ nước ta thời kỳ này. Nếu như ở chính thể đại nghị cổ điển, nguyên thủ quốc gia không nằm trong thành phần của Chính phủ - Hành pháp, thì Hiến pháp 1946 lại xác định rõ Chủ tịch nước là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành pháp. Đặc điểm này giống Nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) trong chính thể Tổng thống Cộng hòa không những là người đứng đầu nhà nước mà còn là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy Hành pháp. Theo Điều 49 Hiến pháp năm 1946 quy định
…“Chủ tịch nước có quyền chủ tọa các kỳ họp của hội đồng Chính phủ”.
Nhưng khác với chính thể Tổng thống Cộng hòa ở chỗ Chủ tịch nước không do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu mà do Nghị viện bầu và phải là nghị sĩ. “Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số Nghị viện bỏ phiếu
cá nhân, là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) vừa đứng đầu Chính phủ nhằm bảo đảm cho sự ổn định của Chính phủ (không quá phụ thuộc vào Nghị viện nhân dân), đồng thời bảo đảm được tính độc lập, thực quyền trong điều hành đất nước. Đó là một thiết chế độc đáo thích ứng với hoàn cảnh của đất nước mới giành được chính quyền lại phải bắt tay vào cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập đang rất cần một Chính phủ mạnh mẽ. [24,tr. 271].
Mặc dù được Nghị viện nhân dân bầu ra nhưng Chủ tịch nước lại giữ vị trí khá độc lập trong mối quan hệ với Nghị viện. Tính chất độc lập của Chủ tịch nước thể hiện ở quyền phủ quyết của Chủ tịch nước đối với một số quyết định của Nghị viện nhân dân: “Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tư. Nhưng trong thời hạn ấy, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị
viện thảo luận lại” (Điều 31); Tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn
thuộc về Nghị viện – Nếu Nghị viện vẫn thông quan dự thảo thì Chủ tịch nước buộc phải công bố.
Tính chất độc lập của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Nghị viện còn thể hiện ở chỗ: “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một