Giải pháp cải tiến phân cấp thu chi NSNN cho chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 60)

có những đặc thù về quản lý khác nhau, đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, đối tượng sử dụng. Vậy nên để tổ chức kiểm toán thường xuyên nợ công có hiệu quả thì hằng năm phải kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề về nợ công, như chuyên đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vay nợ trong nước, các khoản nợ chính phủ bảo lãnh, chi phí vay nợ... Mặt khác, tăng cường kiểm toán việc sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh tại các dự án đầu tư, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, từ đó cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đe dọa tính bền vững của nợ công và ngân sách nhà nước.

2.4.5. Giải pháp cải tiến phân cấp thu chi NSNN cho chính quyền địaphương phương

Đối với vấn đề: Các khoản vay độc lập của NSNN cấp địa phương thực chất là bội chi NSNN

Để giải quyết vấn đề bội chi NSĐP và cũng là để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau:

Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách.

Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Bội chi NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó

tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

Đối với vấn đề: Mất cân đối tài khóa trong phân cấp quản lý NSNN

Để cải thiện tình trạng mất cân đối tài khóa, cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, cải thiện cách thức phân chia nguồn thu giữa trung ương và địa phương. Nên sử dụng công thức phân chia dựa trên khả năng huy động thuế của các địa phương. Cụ thể, nên phân chia các khoản thu như thuế GTGT (không kể GTGT hàng nhập khẩu), thuế TTĐB hàng sản xuất trong nước cho các địa phương dựa trên mức độ đóng góp, cải thiện tình trạng mất cân đối tài khóa theo chiều dọc và chiều ngang.

Thứ hai, cải thiện nguồn thu ngân sách được hưởng theo phân cấp của CQĐP, đảm bảo tương xứng với nhiệm vụ chi đã được giao. Đó là từng bước trao quyền tự chủ về thuế cho CQĐP phải đảm bảo không gây bóp méo thị trường, tạo ra sự cạnh tranh về việc thu thuế giữa các địa phương và phù hợp với năng lực quản lý của CQĐP. Theo đó, nên giao quyền tự chủ cho địa phương đối với các loại thuế trực thu không gây mất cân đối giá cả thị trường và có số thu tương đối ổn định.

Thứ ba, phân định rõ hơn nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền, giảm bớt các nhiệm vụ chi được chia sẻ giữa nhiều cấp chính quyền, khắc phục tình trạng cấp trên chuyển giao thêm nhiệm vụ cho cấp dưới, giảm bớt mức độ mất cân đối theo chiều dọc. Nhiệm vụ chi của CQĐP có thể được coi là số tiền tối thiểu để đảm bảo tất cả CQĐP cung cấp các dịch vụ công đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã xác định. Theo đó, các nhiệm vụ chi có thể được xác định bằng phương pháp tổng hợp từ dưới lên trên, hoặc sử dụng các chỉ số liên quan đến nhu cầu chi tiêu như các yếu tố nhân khẩu và các yếu tố về giá cả và chi phí sinh hoạt ở địa phương.

Thứ tư, loại bỏ các khoản chi không hiệu quả trong nhiệm vụ chi của NSĐP bằng cách tăng tính tự chủ cho CQĐP trong việc quyết định chi tiêu. Trung ương chỉ quyết định tổng chi NSNN, không quyết định NSĐP chi tiết theo từng lĩnh vực chi. CQĐP sẽ chủ động phân bổ ngân sách, gắn chi tiêu với nguồn thu của địa phương, cải thiện tình trạng mất cân đối tài khóa theo chiều dọc, đồng thời nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách ở các địa phương.

Thứ năm, cải thiện cách thức tính toán các khoản chi bổ sung từ trung ương cho địa phương. Các khoản bổ sung có mục tiêu nên được tính toán dựa trên cơ sở chi tiêu bình quân như theo dân số, số học sinh… và được điều chỉnh theo các biến số phản ánh chênh lệch về chi phí cung cấp dịch vụ công giữa các địa phương. Việc tính toán các khoản trợ cấp bổ sung theo công thức rõ ràng sẽ góp phần loại bỏ cơ chế “xin – cho”, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng mất cân đối tài khóa theo chiều ngang.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc tìm hiểu lý thuyết về bội chi ngân sách nhà nước và đặt nó vào thực tiễn 5 năm thực hiện nhiệm vụ ngân sách của Việt nam vừa qua để phân tích có thể thấy Việt Nam đang áp dụng lý thuyết ngân sách cố ý thiếu hụt, sử dụng một cơ cấu bội chi trong giới hạn cho phép là 5% GDP mỗi năm như một công cụ của chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ an toàn này có năm đã đạt được nhưng cũng có năm do những anh hưởng khách quan của tình hình kinh tế thế giới (2 năm cuối) đã bị phá vỡ, đẩy tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả thời kỳ 2006 – 2011 lên mức 5,5% GDP, hệ quả là sự gia tăng nợ công _ nguồn duy nhất được sử dụng để bù đắp bội chi hiện nay. Trong khi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đang ngày càng tăng thì những bất cập còn tồn tại dai dẳng trong quản lý thu, chi ngân sách dẫn đến việc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn thu trong cân đối cũng như thu bù đắp đã khiến tỷ lệ bội chi ngân sách thời gian qua bị đẩy lên cao quá mức cần thiết và tỷ lệ nợ công cũng tiệm cận ngưỡng mất an toàn, gây ra hệ lụy lạm phát đối với nền kinh tế. Do đó, trong giai đoạn 5 năm tới đây, làm thế nào để đưa mức bội chi ngân sách nhà nước của Việt Nam về lại mức an toàn là 5% và tiến tới cân đối ngân sách trong bối cảnh “chiếc bánh” GDP còn nhỏ, tỷ lệ thu ngân sách sẽ giảm, nạn tham nhũng còn đang hoành hành gây thất thu và chi tiêu lãng phí cũng như bối cảnh tài chính – kinh tế thế giới đang không mấy sáng sủa với hàng loạt các cuộc khủng hoảng nợ công của các quốc gia Âu, Mỹ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và các nhà hoạch định chính sách tài chính nói riêng. Những giải pháp nêu ra trên đây thực chất mới chỉ là những góp nhặt ý kiến để giải quyết cho những nguyên nhân mà tác giả đã tổng kết, còn để giảm hiệu quả bội chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới đây thì rất cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương, tới các Bộ ban, ngành và cần hơn cả là sự quyết tâm và ý thức trách nhiệm của mỗi một cá nhân, tổ chức, tư nhân cũng nhà nước trong toàn nền kinh tế, để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn có trong tay và hoàn thành nhiệm vụ của bản thân với ngân sách nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý Thuyết Tài chính Tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân (2009), Hà Nội.

2. PGS.TS. Dương Đăng Chinh, Giáo trình Quản lý Tài chính Công, Nxb Tài chính, (2009), Hà Nội.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng, Nxb Thống Kê (2008), Hà Nội.

4. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa XHCN Việt Nam _ Kỳ hợp thứ hai (2002), Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Bộ Tài chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Báo cáo Ngân sách Nhà nước các năm 2006, 2007, 2008, 2009.

6. Bộ Tài chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Dự toán NSNN & Số liệu Ước thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2010 (lần 1 & 2).

7. Tạp chí “Quản lý Nhà nước”, Số 173 (tháng 06/2010), số 175 (tháng 08/2010), số 170 (tháng 12/2010), số 181 (tháng 02/2011).

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 60)