Thực trạng bội chi NSNN từng năm
Bội chi NSNN năm 2006: Bội chi NSNN năm 2006 Quốc hội quyết định là 48.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP; ước thực hiện cả năm 48.500 tỷ đồng (tăng 19,03% so với thực hiện năm 2005), bằng 4,98% GDP, được bù đắp bằng nguồn vay trong nước 36.000 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 12.500 tỷ đồng.
Bội chi NSNN năm 2007: Bội chi NSNN năm 2007 được Quốc hội quyết định là 56.500 tỷ đồng; ước cả năm là 56.500 tỷ đồng (tăng 16,49% so với thực hiện năm 2006), chiếm 4,94% GDP (tính theo Thống kê tài chính Chính phủ - GFS là 1,7%GDP), bằng mức Quốc hội quyết định, được đảm bảo bằng các nguồn vay bù đắp bội chi đúng với dự toán năm, tức là bù đắp bằng vay trong nước là 43.000 tỷ đồng và nguồn vay ngoài nước 13.500 tỷ. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, trong chỉ đạo điều hành NSNN năm 2007 dành 9.080 tỷ đồng (NSTW 7.000 tỷ
Bội chi NSNN của Việt Nam hiện nay được tính theo 2 cách: Cách 1 (Bội chi NSNN theo phân loại của Việt Nam)
Bội chi NSNN (VN) = [Thu cân đối (Tổng thu và viện trợ) + Thu kết chuyển]
– Tổng chi cân đối NSNN
Cụ thể:
Bội chi NSNN (VN) = [Thu cân đối (Tổng thu và viện trợ) + Thu kết chuyển]
– [Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) + Chi trả nợ gốc]
Hay Bội chi NSNN (QT) = Bội chi NSNN (VN) + Chi trả nợ gốc < Bội chi NSNN (VN)
= [(Thu từ thuế và phí + Thu về vốn + Thu viện trợ không hoàn lại) + Thu kết chuyển] – [(Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyên + Chi chuyển nguồn) + Chi trả nợ gốc] Cách 2 (Bội chi NSNN theo thông lệ quốc tế) Không coi “Chi trả nợ gốc” là một
khoản chi NSNN.
Bội chi NSNN = [Thu cân đối (Tổng thu và viện trợ) + Thu kết chuyển] – [Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc)]
Cụ thể:
Bội chi NSNN =
[(Thu từ thuế và phí + Thu về vốn + Thu viện trợ không hoàn lại) + Thu kết chuyển] – [Chi đầu tư phát triển + Chi thường xuyên + Chi chuyển nguồn]
Dưới đây sẽ trình bày số liệu Bội chi NSNN theo cách 1 (Bội chi NSNN theo phân loại của Việt Nam).
đồng, NSĐP 2.080 tỷ đồng) kết chuyển sang năm 2008 để thực hiện cải cách tiền lương. Đến 31/12/2007, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 35,9% GDP, dư nợ nước ngoài của Quốc gia bằng 30,4% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Bội chi NSNN năm 2008: Bội chi NSNN năm 2008 Quốc hội quyết định là 66.900 tỷ đồng, ước cả năm bội chi NSNN thực hiện là 66.200 tỷ đồng (tăng 17,17% so thực hiện năm 2007), bằng 4,48% GDP ước thực hiện, được bù đắp bằng 51.200 tỷ vay trong nước và 15.000 tỷ
vay ngoài nước. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng
33,5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Bội chi NSNN năm 2009: Dự toán bội chi NSNN năm 2009 là 4,82% GDP. Bước vào năm 2009, căn cứ tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn thu NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp thuận tăng mức bội chi không quá 7%GDP. Kết quả thực hiện bội chi NSNN năm 2009 115.900 tỷ đồng (tăng 75% so với năm 2008 _ tỷ lệ tăng lớn nhất và đột biến trong giai đoạn 2006-2010) và ở mức 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép, được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện trong năm 2009. Bội chi này được bù đắp bởi vay trong nước là 88.520 tỷ đồng và vay ngoài nước là 27.380 tỷ đồng.
Bội chi NSNN năm 2010: Theo dự toán thì trong năm 2010, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá linh hoạt có kiểm soát chặt chẽ, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, phấn đấu giảm bội chi NSNN xuống dưới 6,2% (119.700 tỷ đồng)và giảm dần trong các năm sau. Nguồn bù đắp bội chi: Vay trong nước: 98.700 tỷ đồng; vay ưu đãi ngoài nước: 21.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, trường hợp có thêm các khoản vay ưu đãi ngoài nước, thực hiện tăng vay ngoài nước, giảm vay trong nước tương ứng, đảm bảo nguồn cho cân đối chi NSNN theo dự toán. Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2010 như trên, đến 31/12/2010 dư nợ Chính phủ bằng 44,3% GDP; dư nợ quốc gia bằng 31,4% GDP, ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tuy nhiên, trong thực hiện năm 2010, tổng thu cân đối đã vượt dự toán tới 21,16% trong khi tổng chi chỉ vượt 14,67% nên bội chi ngân sách ước thực hiện cả năm đã giảm xuống chỉ còn 109.460 tỷ đồng (giảm 5,56% so ước thực hiện năm 2009), bằng 5,67% GDP.
Tổng kết bội chi NSNN giai đoạn 2006 - 2010
Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 - 2010 là bội chi NSNN không quá 5%GDP và thực tế đã vượt 0,5% với tỷ lệ bội chi NSNN trung bình 5 năm là 5,5%GDP. Nếu như thực hiện 3 năm đầu 2006 – 2008 đều duy trì ở mức thấp hơn 5%, trung bình khoảng 4,8%GDP thì riêng trong 2 năm 2009 - 2010, với bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép tăng bội chi NSNN và tăng huy động trái phiếu Chính phủ để tăng nguồn lực thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội (năm 2009 bội chi NSNN ở mức 6,9%GDP; dự toán năm 2010 là 6,2%GDP, ước thực hiện lần 2 giảm còn 5,67%GDP). Trong bối cảnh đặc biệt, việc chủ động điều hành bội chi ở mức cao trong 2 năm qua được xem là cần thiết và tích cực, nhờ vậy kinh tế của nước ta đã kịp thời phục hồi nhanh chóng (từ Quý II/2009, tăng trưởng đã bắt đầu phục hồi dần), đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, chế độ chính sách được đảm bảo, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển mới.
Bảng 2.1. Cân đối thu - chi NSNN giai đoạn 2006 – 2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 06 - 10 1 Tổng SP quốc nội (GDP) Tỷ đồng 973.791 1.143.442 1.478.695 1.679.200 1.931.000 1.441.226 %GDP 100 100 100 100 100 100 2 Tổng thu cân đối NSNN Tỷ đồng 264.260 287.900 399.000 442.340 559.170 390.534 %GDP 27,14 25,18 26,98 26,34 28,96 27,10 3 Thu kết chuyển Tỷ đồng 8.617 23.940 9.080 26.455 1.000 13.818 %GDP 0,88 2,09 0,61 1,58 0,05 0,96 4 Tổng thu NSNN = (2)+(3) Tỷ đồng 272.877 311.840 408.080 468.795 560.170 404.352 %GDP 28,02 27,27 27,60 27,92 29,01 28,06 5 Tổng chi cân đối NSNN Tỷ đồng 321.377 368.340 474.280 584.695 669.630 483.664 %GDP 33,00 32,21 32,07 34,82 34,68 33,56 6 Bội chi NSNN = (4) – (5) Tỷ đồng -48.500 -56.500 -66.200 -115.900 -109.460 -79.312 %GDP -4,98 -4,94 -4,48 -6,90 -5,67 -5,50
Nguồn: Báo cáo NSNN các năm 2006, 2007, 2008, 2009 & Số liệu ước thực hiện NSNN năm 2010 (lần 2) của Bộ Tài chính
Biểu 2.7. Thu – chi & bội chi NSNN giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: Báo cáo NSNN các năm 2006, 2007, 2008, 2009 & Số liệu ước thực hiện NSNN năm 2010 (lần 2) của Bộ Tài chính
Xét về tốc độ tăng thu, chi, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ bội chi NSNN/GDP giai đoạn 2006 – 2010: Có thể thấy về cơ bản trong giai đoạn này, thu, chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế có mức tăng tương đối đồng đều nếu so với những thời kỳ trước đó. Trong đó, tốc độ tăng trung bình của thu NSNN là 20,24% xấp xỉ tốc độ tăng trung bình của chi NSNN là 20,42%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thì thấp hơn, ở mức là 18,29%. Sở dĩ có sự vượt trội của tốc độ tăng chi NSNN so với tốc độ tăng thu trong năm 2009 là bởi trong năm này, Chính phủ đã triển khai chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng ngân hàng (lên tới 145.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ đô la, trong đó có ứng chi ngân sách là 37.200 tỷ) nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục trở lại (đây cũng là năm có tốc độ tăng GDP so với năm trước thấp nhất) trong khi nguồn thu NSNN lại giảm đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2008. Chính sách tiền tệ & tài khóa nới lỏng trong năm này vì thế đã làm tỷ lệ bội chi NSNN tăng vọt từ 4,48% năm 2008 lên 6,9% năm 2009. Tuy nhiên, sang đến 2010, việc quay trở lại mục tiêu kiềm chế lạm phát thay vì tăng trưởng kinh tế của các chính sách kinh tế vĩ mô đã khiến tốc độ tăng chi ngân sách giảm hẳn và thấp hơn khá nhiều tốc độ tăng thu, nhờ vậy mà bội chi của năm 2010 đã giảm đáng kể so với năm 2009.
Biểu 2.8. Tốc độ tăng GDP, thu – chi NSNN & tỷ lệ bội chi NSNN/GDP giai đoạn 2006 - 2010
Nguồn: Báo cáo NSNN các năm 2006, 2007, 2008, 2009 & Số liệu ước thực hiện NSNN năm 2010 (lần 2) của Bộ Tài chính (*)
(*) Tuy nhiên, cách tính bội chi NSNN của Việt Nam hiện còn chưa bám sát theo thông lệ quốc tế, dẫn đến tỷ lệ bội chi so với GDP theo báo cáo thấp hơn thực tế khá nhiều. Theo chuyên gia tư vấn quốc tế của IMF, mức bội chi ngân sách của Việt Nam năm 2007 nếu tính theo thông lệ quốc tế phải là 6,9% GDP, thay vì con số xấp xỉ 5% GDP như báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. Việc chênh lệch gần 2% trong kết quả cũng đưa đến con số tuyệt đối là hàng nghìn tỷ đồng trong bội chi ngân sách. Như vậy, nếu tính bội chi ngân sách theo thông lệ của IMF thì Việt Nam cần bổ sung thêm một số nội dung vào tính bội chi ngân sách: Đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; Các hoạt động đầu tư do ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ; Cho vay
bằng hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngân sách _ là các khoản chi lớn không được đưa vào cân đối ngân sách hàng năm. Vụ trưởng Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – khẳng định: nếu cộng lượng vốn lớn được đầu tư ra các công trình giao thông và thủy lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hóa trường học (hai lượng tiền lớn không cân đối vào NSNN), thì bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ là 5,5% GDP.