Giải pháp quản lý chặt nợ công để sử dụng các khoản vay có hiệu quả

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

hoạt động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán công.

Ba là, nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong kiểm soát CTC: Đối với cơ quan KTNN, cần hoàn thiện công tác kiểm toán tài chính và kiểm toán tuần thủ, đồng thời, tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động và tăng cường kiểm toán theo chuyên đề khi nền kinh tế phát triển theo chiều sâu và quản lý CTC chuyển sang quản trị theo kiểu khuôn khổ chi tiêu trung hạn. KTNN cần hỗ trợ quản lý, kiểm soát CTC trên cả hai phương thức quản lý: theo chi phí đầu vào và theo kết quả đầu ra. Đồng thời, thực hiện kiểm toán đối với các khoản CTC thông qua hai phương thức: kiểm toán trước (tiền kiểm) và kiểm toán sau (hậu kiểm), góp phần ngăn ngừa rủi ro, răn đe sai phạm, nâng cao hiệu quả trong CTC. Tất nhiên, ở đây, KTNN có vai trò rất quan trọng trong quản lý CTC, nhưng KTNN không phải là công cụ kiểm tra duy nhất đối với CTC, vì vậy, cần có sự phối hợp giữa KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc sử dụng kết quả kiểm toán để giám sát tài chính công và quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội.

Bên cạnh KTNN, KBNN cần tập trung triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến chính sách tiết kiệm đồng bộ, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, kiểm soát và nâng cao hiệu quả chi đầu tư. Theo quy định hiện hành, các đơn vị thuộc hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước, Chính phủ, lực lượng vũ trang, hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện các đơn vị sự nghiệp khác sử dụng NSNN đều phải mở tài khoản tại KBNN các cáp và chịu sự quản lý, kiểm soát của KBNN đối với các khoản chi bằng vốn NSNN. Hệ thống KBNN, với vai trò là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và kiểm soát quỹ NSNN, mà trực tiếp là kiểm soát chi đối với những đơn vị sử dụng vốn NSNN, phải quản lý đi vào chiều sâu, cụ thể, nhất là quản lý các khoản chi mua sắm, hội nghị, tiếp khách, hoạt động lễ hội, kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua..; kiên quyết từ chối những khoản chi vượt định mức, tiêu chuẩn quy định; hạn chế các khoản chi chưa thật cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu giảm 10% chi thường xuyên. Đối với khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vốn NSNN, vốn trái phiếu co phải kiểm soát từng chứng từ, hóa đơn, phiếu giá công trình; đối chiếu dự toán, giá cả, khối lượng. Qua đó, nắm tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của từng công trình, kiến nghị các bộ, ngành chủ quản ra soát và kiên quyết cắt giảm không bố trí vốn đầu tư những công trình chưa thực sự cấp bách hoặc hiệu quả đầu tư thấp, tập trung các nguồn vốn cho công trình trọng điểm quốc gia.

2.4.4. Giải pháp quản lý chặt nợ công để sử dụng các khoản vay có hiệuquả quả

Hiệu quả sử dụng các khoản vay nợ phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý các khoản vay của ngân sách nhà nước. Do tính chất khác biệt giữa nguồn vay và nguồn từ thuế và phí, việc quản lý một cách chặt chẽ đòi hỏi phải có các cơ chế quản lý riêng biệt đối với các khoản chi từ nguồn vay nợ và các khoản chi thông thường (từ nguồn thu thuế và phí). Theo đó, các khoản chi từ nguồn vay nợ đòi hỏi phải có các quy định quản lý chặt chẽ theo hiệu quả đầu ra, bảo đảm các tiêu chí về hoàn trả nợ (gốc và lãi), tiêu chí về tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn, tiêu chí về giảm thiểu rủi ro và các tiêu chí khác. Những quy định này thường áp dụng với mức độ đòi hỏi thấp hơn, hoặc không áp dụng đối với các khoản chi tiêu ngân sách thông thường (được chi từ nguồn thu thuế và phí). Việc có những quy định về quản lý ngân sách riêng biệt đối với các khoản chi từ nguồn vay nợ được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của nợ công nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung. Để quản lý nợ công chặt chẽ từ khâu vay nợ, sử dụng và thanh toán nợ đến hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia trong thanh toán nợ, bảo đảm an ninh tài chính đối với các khoản nợ công, hạn chế rủi ro, cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:

Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ bội chi ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.

Hai là, bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu NSNN, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ...

Ba là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP).

Bốn là, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu bảo đảm cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp...; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.

Để hỗ trợ thực hiện tốt 5 vấn đề nêu trên, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, xác nhận số

liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ chính phủ so với GDP, trong mối quan hệ với bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nợ nước ngoài trong tổng số nợ; cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài); tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ... giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ công cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế do nợ

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w