Thực trạng tổng chi cân đối NSNN giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 27)

Thực trạng tổng chi cân đối NSNN từng năm

Tổng chi cân đối NSNN năm 2006

Tổng chi NSNN dự toán 294.400 tỷ đồng, ước cả năm đạt 321.377 tỷ đồng, tăng 9,2%

(26.977 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 20,9% so với thực hiện năm 2005. Đánh giá cụ thể một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

Chi đầu tư phát triển: dự toán 81.580 tỷ đồng, ước cả năm đạt 86.084 tỷ đồng

(bằng 8,8% GDP), tăng 5,5% (4.504 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,6% so với thực hiện năm 2005; trong đó vốn đầu tư XDCB ước đạt 81.730 tỷ đồng (chiếm 94,94% chi đầu tư phát triển), tăng 5,4% (4.220 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2005. Vốn đầu tư phát triển của NSNN năm 2006 đã đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia; đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi phòng chống lũ lụt và hạ tầng cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây nam Bộ; tăng đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục - đào tạo, y tế và các chương trình phát triển lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo.v.v. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, trong năm 2006 Chính phủ đã phát hành 10.666 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm; tính cả các nguồn vốn này thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2006 khoảng

96.750 tỷ đồng, bằng 9,9% GDP. Bằng nguồn vốn đầu tư này, đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều trục đường giao thông quan trọng (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, quốc lộ 32, các đường thuộc hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc...), và nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Cách phân loại 2 (dùng trong báo cáo quốc tế) I. Tổng chi NSNN (không bao gồm chi trả nợ gốc), gồm:

Chi cân đối NSNN, gồm: (1) Chi đầu tư phát triển (2) Chi thường xuyên  Chi kết chuyển từ năm trước II. Chi trả nợ gốc, gồm:

(1) Chi trả nợ gốc vay trong nước (2) Chi trả nợ gốc vay nước ngoài

Với:

“Chi đầu tư phát triển” theo cách 1 = “Chi đầu tư phát triển” theo cách 2 “Chi chuyển nguồn” theo cách 1 = “Chi kết chuyển từ năm trước” theo cách 2

Tổng các khoản từ (2)  (6) theo cách 1 = “Chi thường xuyên” + “Chi trả nợ gốc” theo cách 2

Dưới đây trình bày số liệu ước thực hiện lần 2 của Tổng chi cân đối NSNN theo cách phân loại1 cho năm 2006 – 2009 và theo cách phân loại 2 cho năm 2010.

Chi trả nợ và viện trợ: dự toán 40.800 tỷ đồng, ước cả năm đạt dự toán. Đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết; thực hiện chi viện trợ theo các Hiệp định.

Chi phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: Dự toán 154.670 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 162.645 tỷ đồng, tăng 5,2% (7.975 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,5%

so với thực hiện năm 2005. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: khắc phục hậu quả hạn hán và thiệt hại do bão lũ gây ra; tăng kinh phí phòng chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ Hội nghị APEC tại Việt Nam; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 450.000 đồng/người/tháng từ ngày 1/10/2006. Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan tài chính tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; tập trung kiểm tra việc sử dụng kinh phí tổ chức hội họp, tổ chức các đoàn giao lưu, tham quan du lịch trong và ngoài nước, dùng công quỹ để làm quà biếu, quà tặng và tiếp khách; đã thực hiện quyết liệt tiết kiệm việc mua sắm ô tô trong năm 2006.

Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu thực hiện ổn định giá bán trong nước: thị trường xăng dầu thế giới năm 2006 diễn biến rất phức tạp, biên độ giá dao động lớn và thất thường, gây áp lực lớn đối với giá bán trong nước, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân. Để duy trì ổn định thị trường xăng dầu trong nước trong điều kiện giá thế giới tăng cao, Nhà nước thực hiện bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu khoảng

8.700 tỷ đồng cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu dầu; đồng thời, đang nghiên cứu xây dựng lộ trình quản lý giá xăng dầu theo hướng chuyển dần sang cơ chế thị trường giảm bù lỗ từ NSNN và tiến tới chấm dứt bù lỗ đối với kinh doanh các mặt hàng dầu vào thời điểm thích hợp.

Tổng chi cân đối NSNN năm 2007

Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng); ước cả năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3,1%

(10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP, tăng 14,61%so với thực hiện năm 2006. Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 17,91% so với thực hiện năm 2006, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và đạt 8,9% so với GDP.

Trong đó chi đầu tư XDCB ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng (chiếm 95,84% chi đầu tư phát triển), tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây nam Bộ; các địa phương sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và nguồn vượt thu ngân sách địa phương (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn theo đúng chế độ quy định. Trong tổ chức thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: giá nguyên vật liệu tăng, quy định của pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư XDCB còn vướng mắc, năng lực của các đơn vị tư vấn còn hạn chế, giải phóng mặt bằng chậm... nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB những tháng đầu năm 2007 thực hiện chậm. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 02/07/2007 về tăng cường quản lý đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, với nhiều giải pháp mạnh mẽ để khắc phục những yếu kém trong quản lý đầu tư và xây dựng, giảm thiểu sự chồng chéo trong kiểm

tra, xét duyệt giữa khâu kiểm soát chi với các khâu xét duyệt khác... thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đã được đẩy nhanh hơn. Nhờ vậy, dự kiến đến hết năm 2007 nhiều dự án quan trọng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy tác dụng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% GDP, tăng 16,1% so với năm 2006.

Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của NSNN, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.

Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): ước thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 26,66% so với năm 2006; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán như: chi cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; đồng thời tăng chi để bổ sung đáp ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả thiên tai (hạn hán, lũ lụt...); phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm...

Tóm lại, Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn thiện hoặc triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, với đơn vị sự nghiệp công lập; chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập đã được chú trọng, tạo bước chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được tăng cường, góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Tổng chi cân đối NSNN năm 2008

Dự toán Quốc hội quyết định là 398.980 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 474.280 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán, tăng 28,76% so với thực hiện năm 2007. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.730 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 117.800 tỷ đồng, tăng 18,1% (18.070 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 24,7% tổng chi NSNN (chiếm 7,9% GDP), tăng 16,06% so với thực hiện năm 2007. Trong đó, chi đầu tư XDCB ước đạt 110.050 tỷ đồng (chiếm 93,42% chi đầu tư phát triển), tăng 13,13% so với thực hiện năm 2007.

Chi đầu tư phát triển thực hiện tập trung chủ yếu cho việc thực hiện an sinh xã hội, tăng cường khả năng phòng, chống và giảm nhẹ tác hại thiên tai như: bổ sung vốn đầu tư xây dựng các công trình xử lý sạt lở đê, kè, phòng chống lụt bão; bổ sung vốn cho các dự án đầu tư thuộc chương trình 135 và các dự án hỗ trợ phát triển vùng; tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý nợ XDCB

của các địa phương từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất và nguồn thưởng vượt thu của NSTW cho NSĐP theo chế độ; bố trí trả các khoản nợ, lãi đến hạn; hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, bổ sung dự trữ quốc gia như: (i) bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay các đối tượng chính sách; (ii) tăng cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; (iii) tăng mua bổ sung dự trữ quốc gia về lương thực để nâng mức tồn kho lương thực dự trữ quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực và chủ động ứng phó trong trường hợp cần thiết...

Tiến độ giải ngân chi đầu tư XDCB năm 2008 là chậm, chủ yếu do sự biến động của giá nguyên vật liệu đã gây khó khăn cho cả công tác tổ chức đấu thầu và việc xác định giá bỏ thầu của các nhà thầu; một số chủ đầu tư trì hoãn thời gian đấu thầu để điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cũng chậm. Ước cả năm,

tổng vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện khoảng 20.000 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch điều chỉnh.

Tổng hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết và nguồn vốn cân đối NSNN, tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2008 ước đạt 144.300 tỷ đồng, bằng 30,3% tổng chi NSNN, bằng 9,7% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 39% GDP.

Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu 540.000 đồng/tháng): dự toán 237.250 tỷ đồng, ước thực hiện chi cả năm đạt 262.580 tỷ đồng, tăng 10,7% so với dự toán, tăng 27,47% so với thực hiện năm 2007. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hiện chi trong phạm vi dự toán được giao, kể cả việc tiết kiệm chi thường xuyên theo chủ trương chung, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Số tăng chi ngoài dự toán chủ yếu để thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: hỗ trợ dầu hoả thắp sáng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo chưa được sử dụng điện; hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân; thực hiện chính sách bảo trợ xã hội; miễn viện phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nâng mức bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; nâng mức tiền ăn đối với hạ sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ khó khăn cho người lao động có thu nhập thấp; bổ sung kinh phí phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,…

Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu: Để thực hiện kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định chậm điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao, tiếp tục bù lỗ dầu phát sinh năm 2008 là 28.500 tỷ đồng (chiếm 6% tổng chi NSNN).

Tóm lại, để kịp thời triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện điều hành chi NSNN năm 2008 theo đúng dự toán đã được Quốc hội quyết định, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt chủ trương thắt chặt chi tiêu, rà soát, sắp xếp giảm chi đầu tư các dự án chưa thực sự cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cần thiết, cấp bách, các dự án có khả năng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2008; thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; sử dụng dự phòng ngân sách các cấp và nguồn tăng thu NSNN năm 2008 thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát. Trong đó:

(1) Đã rà soát lại danh mục các dự án, công trình đầu tư; đình hoãn và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.968 dự án, với tổng số vốn là khoảng 5.992 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch năm 2008. Toàn bộ số vốn dành ra từ việc đình hoãn, ngừng triển khai và giãn

tiến độ thực hiện này được tập trung bố trí cho các dự án hoàn thành và có khả năng đẩy nhanh

Một phần của tài liệu Bội chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 _ Thực trạng và giải pháp (Trang 27)