- Kết quả nổi bật trong cải cách tài chính công để thu hút đầu tư nước
2.2.1. Về cải cách thể chế
Cải cách thể chế nói chung và cải cách thể chế cho đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì vẫn còn chậm, hiệu quả thấp. Vấn đề này bộc lộ rõ ở những điểm:
- Nền hành chính về cơ bản vẫn còn dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vừa gò bó, vừa sơ hở; so với tiến trình cải cách kinh tế còn chậm, một số mục tiêu cải cách không đạt được; chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, vẫn còn là vật cản đối với cải cách kinh tế, trong đó, tổ chức thực hiện vẫn còn là khâu còn nhiều yếu kém; ý thức trách nhiệm thi hành công vụ của đa số cán bộ, công chức tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chậm.
- Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một số luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển khai chậm được ban hành, gây cản trở cho việc phát triển kinh tế - xã hội, làm nản lòng các nhà đầu tư.
Sự thiếu nhất quán trong hệ thống thể chế biểu hiện rõ trong việc chậm chuẩn bị và ban hành các văn bản dưới luật, pháp lệnh để hướng dẫn thi hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Không chỉ khâu thủ tục phiền hà, không dứt điểm làm tốn thời gian giải quyết công việc của doanh nghiệp, mà còn nhiều chỗ chồng chéo về quyền hạn, không phân định rõ về trách nhiệm, không hợp lý về tổ chức, trình tự, thiếu nâng cao về trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm... Trong một số lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức tạp.
Chậm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ.
Mặc dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 25 năm trước đây, nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể
thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rõ.
Cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại, đặc biệt là đầu tư Nhà nước, quản lý tài chính công là nguyên nhân của lãng phí và thất thoát lớn tài sản nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực.
Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hóa triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt. Điều này đã được thể hiện qua việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Nguyên nhân:
Một là, cải cách hành chính cho đầu tư nước ngoài ở nước ta đang được triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó là đổi mới từng bước hệ thống chính trị, cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước …Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách hành chính, nhưng tự thân cải cách hành chính không thể cải cách được, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết. Chính sự
không đồng bộ của cải cách hành chính với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm, hiệu quả thấp.
Hai là, một nguyên nhân làm chậm quá trình cải cách thể chế hành chính để tạo động lực thu hút cho đầu tư nước ngoài. Trong đó, yếu tố về khách quan, đây là vấn đề lớn, phức tạp, đụng chạm đến quyền lợi của các tổ chức và nhân sự trong bộ máy hành chính.
Ba là, tuy đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng về cơ bản vẫn là thị trường sơ khai, chưa có thị trường đồng bộ, một số chức năng của thị trường Nhà nước vẫn làm thay theo quán tính, hệ thống thể chế vẫn chịu tác động của thể chế hành chính tập trung phân bổ nguồn lực chủ yếu vẫn theo chiều dọc, Nhà nước vẫn là chủ đầu tư lớn, nhưng thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ, nền kinh tế vẫn còn độc quyền, đặc quyền.
Bốn là, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về đầu tư nước ngoài đều thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chưa thực sự coi đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép đầu tư nước ngoài tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích đầu tư nước ngoài mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.
Năm là, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.
Theo các nhà đầu tư, kết quả bước đầu của Đề án 30 là rất khả quan. Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại châu Âu EuroCham, việc nảy sinh một số "giấy phép con" đang mang lại gánh nặng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ví dụ cụ thể mà EuroCham đưa ra là dự thảo Thông tư 104 do Bộ Tài chính đề xuất về bình ổn giá, nếu được thực hiện, sẽ tạo ra hệ quả các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam phải đối mặt với "cả núi" yêu cầu hành chính mới. Điều này trái với tinh thần và mục tiêu của Đề án 30 và là một "bước lùi" trong phát triển thị trường [26].
Sáu là, cơ sở hạ tầng của nền hành chính còn thấp. Ngoài ra, do nhận thức chưa đúng về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong mối quan hệ Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp và dân cư đã có nhiều thay đổi, nhưng Nhà nước vẫn làm thay doanh nghiệp và công dân.
Ngược lại, còn có xu hướng buông lỏng, xem nhẹ như chiến lược quy hoạch, kế hoạch. Do vậy, sự chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí lớn, hoặc tình trạng coi nhẹ kỷ cương trong quản lý... còn trầm trọng