Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 32)

phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

Thực hiện đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2010, giai đoạn I đã thống kê được trên 5.700 thủ tục hành chính, trên 9000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính. Giai đoạn II các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc tự rà soát theo đúng tiến độ và đạt chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30%. Đến nay, đã có 5.500 thủ tục hành chính được rà soát, có 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ, có 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; có 288 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%, kinh phí tiết kiệm được gần 30.000 tỷ đồng/năm [23].

Thứ hai: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

Trong các khâu hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng, tất cả đều phải qua khung cửa bộ máy hành

chính nhà nước thì mới thành hiện thực. Vì vậy, nếu không kịp thời đổi mới hoạt động hành chính thì nhịp độ và chất lượng của việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai đi theo hướng làm cho bộ máy hành chính hoàn bị hơn. Theo đó, hoạt động có hiệu quả hơn, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ, làm các dịch vụ hành chính. Muốn vậy, việc quan trọng đầu tiên là:

- Điều chỉnh chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, vì những cải cách khác về thủ tục hành chính, bộ máy hành chính, phương thức hoạt động và quản lý, quy trình, quy phạm hành chính, nhân sự hành chính... cũng chỉ nhằm thực thi những chức năng mới của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ cần phải:

+ Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

+ Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư nước

ngoài, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án đầu tư nước ngoài, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

+ Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung

ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.

+ Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh

nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.

- Áp dụng các quy định mới về phân cấp Trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương.

+ Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ.

+ Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương.

+ Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Tiếp tục giảm các cơ quan trực thuộc Chính phủ. Bên cạnh tổ chức Chính phủ, có các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, giúp Chính phủ nghiên cứu những vấn đề lớn, phức tạp liên ngành để giảm bộ máy nhà nước nhưng tránh xu hướng nhà nước hóa các tổ chức xã hội như hiện nay.

Tách chức năng dịch vụ công ra khỏi chức năng bộ máy nhà nước để các tổ chức tự quản chịu trách nhiệm.

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ: vào năm 2015, giảm số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ xuống dưới 20 cơ quan và còn 15 cơ quan vào năm 2020.

Đến năm 2015, chức năng của các cơ quan hành chính nhà nước không còn sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng giữa các cơ quan hành chính; phân cấp thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương về cơ bản được thực hiện; thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, phấn đấu mỗi năm giảm trung bình 10% chi phí mà cá nhân, tổ chức bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính với các cơ quan hành chính nhà nước [42].

Chức năng của Nhà nước và Chính phủ có thể thu hẹp nhưng nhiệm vụ lại phải tăng cường hơn trong việc hình thành các loại thị trường và kiến

tạo các điều kiện để cơ chế thị trường có thể vận hành, phát huy hiệu quả, đồng thời thực hiện vai trò phục vụ phúc lợi của nhân dân ngày một tốt hơn.

Thứ ba: Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để phục vụ cho thu hút đầu tư nước ngoài cần phải tiến hành:

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 32)