Giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 45)

doanh nghiệp.

+ Các cơ quan nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Nhờ đó, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước thời gian qua đã được điều chỉnh từng bước:

Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng đích thực của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư… Đặc biệt, Chính phủ đã có Nghị định riêng cho 02 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đó phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền 02 thành phố, đồng thời là những thử nghiệm để tiếp tục mở rộng phân cấp cho các địa phương khác.

Bản thân các tỉnh, thành phố thực hiện tiếp việc phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trên một số lĩnh vực. Trong đó, phần lớn các tỉnh đã phân cấp cho cấp huyện về phê duyệt dự án đầu tư dưới 5 tỷ đồng, về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh…

Trên cơ sở điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và chính quyền địa phương với quản lý sản xuất kinh doanh và

quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xóa bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn:

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu tổ chức Chính phủ bước vào thời kỳ đổi mới (1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến Đại hội IX còn 48, vào thời điểm hiện nay còn 38 (22 bộ, cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ). Ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn từ 20-25; cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đầu mối các phòng ban chức năng [28].

+ Phạm vi và nội dung chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đã từng bước xác định rõ.

Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương thời gian qua cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.

Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, về công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này.

Cơ sở pháp lý phân biệt quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hóa, phân công, phân cấp đã hình thành và từng bước được bổ sung, hoàn thiện.

Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng lắp, bao gồm thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã minh bạch hơn, gắn với trách nhiệm cả Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp.

"Trong giai đoạn I (2001 - 2005) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, chúng ta đã rà soát, bãi bỏ 140 loại phí do trung ương và 203 loại phí, lệ phí do các địa phương ban hành, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" [40, tr. 4].

Bộ máy hành chính nhà nước chuyển dần từ quản lý hành chính đơn thuần sang chức năng quản lý nhà nước, xây dựng ban hành hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, làm đúng chức năng công quyền, không can thiệp vào sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý được sắp xếp lại theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hợp nhất các bộ liên quan đến nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bộ liên quan đến công nghiệp và thương mại thành Bộ Công Thương, chuyển một số cơ quan trực thuộc Chính phủ như Ủy ban Biên giới Chính phủ đã về Bộ Ngoại giao, Ủy ban Thể dục Thể thao và Tổng cục Du lịch về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình về Bộ Y tế... Do vậy, đã giảm đầu mối của Chính phủ, tạo thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp, bảo đảm sự tương đồng trong quan hệ hợp tác quốc tế, bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, vừa nâng cao hiệu quả quản lý, vừa tạo điều kiện để giảm biên chế hành chính.

- Theo báo cáo của các địa phương, cho tới nay:

Đã có trên 85% cơ quan hành chính cấp tỉnh, 98% cơ quan hành chính cấp huyện và 95% cơ quan hành chính cấp xã đã triển khai thực hiện cơ chế "một cửa". Về thực hiện cơ chế "một cửa liên thông", đã có hơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành triển khai liên thông... giữa cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng cấp với nhau. Việc triển khai quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính nhà nước v.v… đã có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành

chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện công việc và thực thi công vụ" [40, tr. 3].

+ Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, từ thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về đầu tư nước ngoài tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình "một cửa, liên thông", cách làm "trải thảm đỏ đón nhà đầu tư" tiếp tục xuất hiện và có tác động lan tỏa rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

- Những kết quả đạt được ở lĩnh vực cải cách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua được quan tâm triển khai trên diện rộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực:

Nếu năm 1986, số lượng cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người thì hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao [28, tr. 3].

Luật Công chức và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua năm 2009 đã có sự phân loại tương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức, tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công

chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở cấp xã). Nhờ đó tạo được sự đổi mới một cách cơ bản việc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đề bạt, thực hiện chế độ thi tuyển đối với công chức mới, đào tạo lại đội ngũ công chức cũ phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

Đã đổi mới hệ thống chính sách đãi ngộ đối với công chức như: tiền lương, thu nhập, động viên tinh thần, thực hiện thí điểm khoán chi hành chính ở một số đơn vị sự nghiệp. Đây sẽ là nguyên nhân cho sự thành công đổi mới, cải cách chế độ công vụ, đưa đội ngũ công chức tiến lên một bước trưởng thành mới, với năng lực, trình độ, kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, sẵn sàng phục vụ có hiệu quả cho hội nhập kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có để từ đó có những điều chỉnh cũng như ban hành một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức.

Nhờ đó, đến nay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức đang được sử dụng. Đặc biệt, Luật Cán bộ, công chức năm 2009 đã ban hành chức danh tiêu chuẩn công chức chuyên môn của chính quyền cấp xã, thông qua đó đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở [38]

Sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức đã có nhiều chuyển biến:

Tổng số cán bộ công chức được đào tạo: 4.884.506 lượt. Trong đó, đào tạo về lý luận chính trị: 883.718 lượt; đào tạo về quản lý nhà nước: 1.230.536 lượt; đào tạo về chuyên môn: 2.122.702 lượt; đào tạo về ngoại ngữ: 97.858 lượt; đào tạo về tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học: 224.254 lượt; đào tạo tại nước ngoài: 42.800 lượt công chức hành chính, công chức lãnh đạo và 27.180 lượt chuyên gia đầu ngành, công chức [2].

2.1.3. Những kết quả đạt được ở lĩnh vực cải cách tài chính công

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 45)