- Phải đổi mới chính sách về thuế theo hướng thích ứng dần với cơ chế
1.2.3. Nội dung của cải cách hành chính trong đầu tư nước ngoà
Xuất phát từ mục đích của cải cách hành chính trong đầu tư nước ngoài là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này cải cách hành chính đã, đang và sẽ cần phải tiến hành các nội dung:
Thứ nhất: Cải cách thể chế
- Hiện nay, chúng ta chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường mà không thay đổi chế độ xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, chúng ta chủ trương phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện không có một mô hình có sẵn để tham khảo. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện các thể chế để "thích ứng" với sự hiện diện của các nhà đầu nước ngoài cũng cần tiến hành kịp thời và hoàn chỉnh. Trong đó, bao gồm:
+ Xét ở cấp độ cao nhất, nếu sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước chưa được xác định đủ rõ, hoặc là cơ quan Đảng bao biện công việc của bộ máy nhà nước, hoặc là cơ quan nhà nước ỷ lại, chờ đợi, dựa dẫm vào sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, thì công việc sẽ không trôi chảy, tốn kém thêm thời gian, dẫn đến giảm thấp hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước.
+ Thực tiễn cho thấy trong hệ thống thể chế hành chính, thì chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giữ vai trò quyết định, bởi vì tổ chức bộ máy cũng như đội ngũ công chức được tổ chức như thế nào, được đào tạo và bồi dưỡng ra sao... đều phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước: nếu như chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chưa đủ
rõ, thể chế hành chính chưa hoàn chỉnh, thì việc bố trí bộ máy cũng như sắp xếp công chức chỉ là phần ngọn của vấn đề.
Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện từ điều chỉnh chức năng hệ thống hành chính, đổi mới cơ cấu hệ thống hành chính: phân công, phân cấp; đến đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động của hệ thống hành chính: trực tiếp, gián tiếp, quy trình, quy phạm… cần phải được đẩy mạnh.
+ Có thể thấy rõ: dù bộ máy có được thu gọn, tinh giản, nhưng các loại "giấy phép con" không hợp lý chưa được bãi bỏ,... thì các thủ tục hành chính ấy vẫn còn đè nặng trên vai doanh nghiệp. Do đó, cải cách để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư là nội dung cần phải tiến hành quyết liệt.
- Để tạo "sức hút" đầu tư nước ngoài thì trong cải cách thể chế việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đang là đòi hỏi rất thiết thực và cụ thể hiện nay. Trong đó:
+ Yêu cầu phía cơ quan quản lý phải tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
+ Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi như nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao
cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên Cộng đồng chung Châu Âu (EU), Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật.
Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
- Cải cách thể chế phải đi liền với cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Trong đó, có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm:
+ Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho doanh nghiệp; nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập.
+ Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch.
Hậu quả của nhược điểm trên là gây phiền hà cho việc thực hiện tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài; gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.
Do đó, cải cách thủ tục hành chính đang được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.
Vì vậy, những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay của nước ta là:
- Phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính
- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.
- Bảo đảm tính rõ ràng và công khai của các thủ tục hành chính
- Dễ hiểu, dễ tiếp cận
- Có tính khả thi.
- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính [34].
Để đáp ứng yêu cầu trên những cơ chế đã, đang được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng trong tiến trình phát triển và hội nhập hiện nay là:
a- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng "một cửa" tiến tới "một dấu".
- Giao dịch điện tử
- Chính phủ điện tử
- Áp dụng ISO [34].
- Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch về đơn giản hóa thủ tục hành chính (gọi tắt là Đề án 30) của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu làm giảm đáng kể chi phí và rủi ro về thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó, nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch và dự đoán là chìa khóa để phát triển tương lai của Việt Nam, tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. (BOX 3)