Công tác quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài đã thực hiện chủ trương việc phân cấp.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41)

trương việc phân cấp.

+ Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 80/CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đã trao quyền cho chính quyền địa phương cấp phép dự án và quản lý đất đai, tài nguyên trên địa bàn. Luật Đất đai năm 2003 cũng củng cố thêm quyền lực này của địa phương.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đã được tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quyết định quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quyết định các Dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; phân bổ và điều hành ngân sách địa phương; quản lý đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp; quản lý các hoạt động sự nghiệp và quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức. Nhờ đó, đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, qua đó góp phần thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế đã được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ.

+ Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch.

+ Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tự quyết định và cấp giấy chứng nhận đầu tư [5].

+ Việc phân cấp trên chính là điểm thành công nổi bật của cải cách thể chế: giảm dần thể chế hành chính đơn thuần sang thể chế kinh tế, phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các cấp, bảo đảm quyền tự chủ của địa phương, dần tách quản lý nhà nước và quản lý sản xuất - kinh doanh, bước đầu xóa bỏ quan niệm chủ quản trực thuộc. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

+ Việc phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, dự báo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giảm dần đầu tư nhà nước vào các cơ sở kinh tế, hướng trọng tâm vào những lĩnh vực công cộng. Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)