Dự báo xu hướng phát triển của thị trường phần mềm thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (Trang 62)

- Một số công trình do chủ đầu tư có sự sắp đặt trước do đó mặc dù giá dự

2.1.1. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường phần mềm thời gian tớ

Năm 2009, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường gia công cho nước ngoài cũng suy giảm. Tuy nhiên, năm 2010, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đã dần phục hồi và có những bước tiến vượt bậc, với doanh thu ước đạt 2 tỉ USD, tăng gấp 40 lần trong 10 năm qua. Nguồn nhân lực trong ngành cũng tăng 20 lần. Bên cạnh việc đầu tư phát triển và mở rộng thị trường trong nước, các doanh nghiệp phần mềm đã mạnh dạn bước chân ra thế giới và thâm nhập thị trường quốc tế, nhờ đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam luôn được duy trì trên 30%/năm.

Việt Nam từng được đối tác nước ngoài đánh giá là điểm đến gia công hấp dẫn, điều này vẫn đúng tính đến thời điểm hiện tại. Nguyên do là giá thành sản xuất trung bình của Việt Nam vào loại thấp so với nhiều nước chuyên gia công phần mềm khác (giá nhân công Việt Nam chỉ bằng một nửa Ấn Độ, thấp hơn 30- 40% so với Trung Quốc). Thứ hai là khả năng thích ứng nhanh với Công nghệ thông tin của người lao động. Sau cùng, Việt Nam là một trong số những nước có môi trường kinh tế và tình hình chính trị ổn định nhất thế giới – yếu tố quan trọng thu hút được các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Bước sang năm 2011, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ có nhiều gam màu sáng sủa với sự phục hồi của thị trường gia công xuất khẩu phần mềm) và sự phát triển mạnh của thị trường phần mềm nội địa. Ở mảng xuất khẩu phần mềm, năm 2011 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức; tuy nhiên đang có những dấu hiệu phục hồi, nhất là thị trường gia công cho khu vực Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Đặc biệt, thị trường dành cho phần mềm nhúng (embeded system) đang ngày càng phát triển và mở rộng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về phát triển loại hình phần mềm này, khi thị trường phần mềm nhúng thế giới hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng do nhu cầu mở rộng, thay đổi và nâng cấp liên tục các mặt hàng có sử dụng hệ thống nhúng. Bên cạnh đó, thị trường trong nước đang có những bước phát triển tích cực. Nhiều doanh nghiệp chuyên gia công xuất khẩu phần mềm đang dần xâm nhập vào thị trường trong nước qua các đề án ERP (tư vấn triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp) khiến cho thị trường gia công trong nước sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa), hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Ông Trần Anh

Tuấn – Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM – cho biết: “Khảo sát 27.000 DN thuộc các ngành nghề cho thấy, năm 2010, ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm 7,75%”.

Đặc biệt mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Việt Nam là nước mạnh về Công nghệ thông tin với 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tổng số kinh phí cho dự án khoảng 900 tỉ đồng. Đây sẽ thực sự là một cú hích cho thị trường nhân lực Công nghệ thông tin nói chung và nhân lực phần mềm nói riêng trong những năm tới.

2.1.2.Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Dựa vào dự báo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phần mềm trong thời gian tới, Công ty đã đưa ra một số phương hướng phát triển như sau:

- Trở thành một trong những nhà thầu về phần mềm hàng đầu Việt Nam với chất lượng kỹ thuật và có tính ứng dụng cao. Tham gia nhiều hơn nữa các công trình có giá trị lớn và liên danh trong đấu thầu quốc tế.

- Mang đến cho khách hàng các giải pháp về phần mềm trong mọi lĩnh vực theo hướng mang lại nnhững lợi ích tốt nhất và niềm tin cho khách hàng.

- Tuyệt đối trung thành với khách hàng và thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình, đem đến cho khách hàng những phần mềm đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (Trang 62)