Cơ cấu tài sản [=(1)/(2)] 16.82 12.49 14

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (Trang 30)

- Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng trong

3.Cơ cấu tài sản [=(1)/(2)] 16.82 12.49 14

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC

Xem xét sơ bộ cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty thì ta thấy TSNH có tỉ trọng lớn hơn TSDH trong tổng tài sản. Nhìn chung, Công ty đã bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư vào tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, nhìn vào bảng cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy: năm 2008 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản là 94.39% (=

.769 53.764.336

.781 50.747.842

*100%) và tỷ trọng này đã giảm xuống còn 92.59% vào năm 2009 và lại tăng lên 93.36% vào năm 2010.

Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản của Công ty, ta thấy cơ cấu tài sản có giá trị khá lớn cao nhất là năm 2008 là 16,82 lần và thấp nhất ở năm 2009 cũng ở mức 12,29 lần hay nói cách khác tài sản ngắn hạn có tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản do đặc điểm của sản phẩm của Công ty là phần mềm, tuy không phải là vật chất hữu hình nhưng lại có giá trị lớn, tính năng của mỗi loại phần mềm hầu như không cần thay đổi nhiều do đó Công ty chỉ dành một lượng nhỏ vốn kinh doanh vào việc trang bị mua sắm tài sản cố định.

- Đánh giá về nguồn vốn của Công ty

Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ bên ngoài (hay nợ phải trả), để hiểu rõ được nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta phân tích bảng sau:

Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: VNĐ Nguồn vốn 2008 2009 2010 A. Nợ phải trả 25.096.823.971 18.408.566.049 13.969.722.677 1. Nợ ngắn hạn 25.029.419.744 10.342.131.648 12.234.470.347 2. Nợ dài hạn 67.404.227 8.066.434.401 1.735.252.330 B. Vốn chủ sở hữu 28.667.512.798 40.777.106.947 43.819.334.971 Tổng nguồn vốn 53.764.336.769 59.185.672.996 57.789.057.648

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC

Trong đó:

Bảng 11: Nợ phải trả của Công ty

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 A. Nợ ngắn hạn 25.029.419.74 4 10.342.131.64 8 12.234.470.347 1. Vay và nợ ngắn hạn - 3.862.448.596 1.320.773.293

2. Phải trả người bán 194.490.467 561.232.819 818.898.708 3. Người mua trả tiền trước 1.207.766.580 506.971.710 212.793.333 4. Thuế và khoản nộp nhà nước 339.218.442 277.451.643 289.289.538 5. Phải trả người lao động 989.348.534 2.550.698.227 3.231.260.212 6. Chi phí phải trả 12.962.731.905 1.471.318.963 2.219.715.516 7. Phải trả nội bộ 8.998.287.582 491.078.550 187.284.873 8. Các khoản phải trả khác 337.576.234 620.931.140 3.954.454.874 B. Nợ dài hạn 67.404.227 8.066.434.401 1.735.252.330 1. Phải trả dài hạn - 2.065.580.906 1.606.563.189 2. Vay và nợ dài hạn - 5863.749.354 - 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 67.404.227 137.104.141 128.689.141 NỢ PHẢI TRẢ 25.096.823.97 1 18.408.566.04 9 13.969.722.677

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC

Năm 2009 so với năm 2008, nợ phải trả giảm đi 6.688.257.922 đồng (=25.096.823.971 - 18.408.566.049) tương ứng với giảm 26,65%, trong đó nợ ngắn hạn năm 2008 chiếm 99,73% (= .971 25.096.823 .744 25.029.419 * 100%) thì đến năm 2009 nợ ngắn hạn chỉ còn chiếm 56,18% trong tổng số nợ phải trả. Nhìn chung, nợ phải trả chủ yếu của Công ty là nợ ngắn hạn, với yếu tố này đây là một áp lực trả nợ cho Công ty, Công ty phải huy động vốn trong năm để trả nợ ngay trong kỳ. Điều này biểu hiện, nguồn vốn đầu tư của Công ty vào tài sản cố định chủ yếu lấy từ vốn tự có. Các dự án của Công khai thác có lượng vốn cần huy động không lớn lắm. Lượng vốn vay của Công ty với mức thời gian đáo hạn trung và dài hạn còn hạn chế. Đây là một nguồn vốn mà Công ty nên khai thác mạnh trong tương lai để tăng thêm sức mạnh tài chính của mình.

Năm 2010 so với năm 2009, nợ phải trả giảm 4.438.843.372 đồng tương ứng với giảm 24,11%, trong đó nợ ngắn hạn năm 2010 chiếm 87,58% trong tống số nợ phải trả. Tỷ lệ nợ của Công ty là nợ ngắn hạn, năm nay vốn dài hạn vẫn chưa được khai thác, nó mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp không chỉ cần có một cơ cấu tài sản tối ưu mà còn cần có cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Tuy nhiên rất khó xác định được cơ cấu nguồn vốn như thế nào là tối ưu nhất, bởi kết cấu nguồn vốn tỷ trọng các loại vốn luôn thay đổi, luôn bị phá vỡ do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định được cơ cấu nguồn

vốn để biết bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ, mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu Hệ số nguồn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

= 1 - Hệ số nợ = Hệ số tự tài trợ

Bảng 12: Hệ số nợ của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC

Bố trí cơ cấu nguồn vốn 2008 2009 2010

Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 46.68% 31.10% 24.17%

Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 53.32% 68.90% 75.83% Nhận xét khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua ta thấy, Công ty có xu hướng gia tăng đầu tư mua sắm tài sản cố định, kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, bởi hệ số tài sản của Công ty ngày càng tăng, từ 53.32% vào năm 2008 đã tăng lên 68,90% năm 2009 và đến năm 2010 thì hệ số tài sản của Công ty đã lên tới 75,83%. Như vậy, có nghĩa Công ty đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, lúc đầu chưa huy động được nguồn vốn dài hạn thì lấy nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp. Đây là một hướng đi đúng đối với Công ty trong giai đoạn đầu vì tài sản cố định rất quan trọng, nó vừa là phương tiện để tiến hành các hoạt động đầu tư. Mặt khác, nó còn thể hiện sức mạnh của Công ty, khả năng tiếp cận và thực hiện các gói thầu có kỹ thuật phức tạp.

Một sự thuận lợi đối với Công ty là tỷ lệ nợ đang còn ở mức thấp trong tổng nguồn vốn, do vậy trong qúa trình hoạt động việc huy động nguồn vốn nợ là một điểm mạnh của Công ty.

- Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty

Tỷ suất lợi nhuận chính là các chỉ tiêu sinh lợi của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này luôn được các nhà quản trị quan tâm, bởi chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Tỷ suất lợi nhuận là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.

Chỉ tiêu phản ánh trong 100 đồng doanh thu mà Công ty thực hiện được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đấy. Vì quản lý tài chính chỉ quan tâm đến lợi nhuận sau thuế nên khi phân tích chúng ta chỉ tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần.

Bảng 13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Năm ĐV 2008 2009 2010

1. Doanh thu thuần VNĐ 42.557.315.053 93.936.616.412 103.876.300.708

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (Trang 30)