Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 85)

thuộc

Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc thƣờng đƣợc quy định tại Hiệp định nhƣ sau: "1. Thể theo các quy định tại Ðiều 16, 18 và 19 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được

thực hiện tại nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại nước kia.

2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ lao động làm công tại nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước thứ nhất nếu:

a. Người nhận tiền công có mặt tại nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm dương lịch liên quan, và

b. Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại nước kia, và

c. Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại nước kia.

3. Mặc dù có những quy định trên của Ðiều này, tiền công từ lao động làm trên tàu thuỷ hoặc máy bay do một xí nghiệp của một nước ký kết điều hành trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó." (Điều 15 Hiệp định

giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).

Quy định này của Hiệp định điều chỉnh quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền thù lao từ một quan hệ lao động đƣợc thiết lập giữa ngƣời làm công và chủ sử dụng lao động là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết và công việc đƣợc thực hiện trên lãnh thổ nƣớc ký kết kia.

Khoản 1 của Điều này loại trừ việc áp dụng quy định này đối với thu nhập từ thù lao giám đốc, thu nhập từ tiền lƣơng hƣu, thu nhập từ hoạt động

phục vụ Chính phủ nƣớc ngoài. Thuế đối với các loại thu nhập này đƣợc quy định cụ thể ở các Điều khác trong Hiệp định.

Ba điều kiện quy định tại Khoản 2 thể hiện cá nhân đó không phải là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc nơi thực hiện công việc (có mặt dƣới 183 ngày trong năm tính thuế), thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ nƣớc nơi thực hiện công việc (ngƣời trả thu nhập là đối tƣợng cƣ trú nƣớc khác, số tiền trả không đƣợc tính vào chi phí của cơ sở thƣờng trú của chủ lao động có tại nƣớc nơi thực hiện công việc). Nếu đáp ứng cả ba điều kiện nêu tại Khoản 2 thì một cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết không bị nƣớc nơi thực hiện công việc đánh thuế đối với loại thu nhập này.

Trƣờng hợp không đáp ứng các điều kiện nêu tại Khoản 2 thì khoản thu nhập này sẽ bị nƣớc nơi thực hiện công việc đánh thuế xuất phát từ việc xác định cá nhân đó là đối tƣợng cƣ trú (có mặt trên 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc thu nhập phát sinh trên lãnh thổ nƣớc đó (ngƣời trả thu nhập là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc đó hoặc đƣợc xem là chi phí tính cho cơ sở thƣờng trú của đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết kia có trên nƣớc đó). Trong trƣờng hợp này, cả hai nƣớc ký kết đều có quyền đánh thuế. Nƣớc mà cá nhân đó là đối tƣợng cƣ trú có quyền đánh thuế , đồng thời có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập mà cá nhân đó thu đƣợc từ hoạt động làm công tại nƣớc ký kết kia.

Theo quy định của Khoản 3, chỉ nƣớc mà doanh nghiệp điều hành máy bay, tàu thủy trong vận tải quốc tế có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền công đối với lao động làm trên các phƣơng tiện đó, nƣớc ký kết kia không có quyền đánh thuế. Quy định này xuất phát từ việc xác định nơi cƣ trú của cá nhân đó theo nơi đăng ký máy bay, tàu thủy.

Nhƣ vậy, nƣớc có nguồn thu nhập có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc của đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết kia phát sinh trên lãnh thổ nƣớc mình. Nƣớc cƣ trú có nghĩa vụ không đánh thuế đối với loại thu nhập này.

Căn cứ Mục X Phần B Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dƣới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam thu đƣợc từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngƣợc lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc không bao gồm thu nhập của các cá nhân với tƣ cách cá nhân hành nghề độc lập (thu nhập từ dịch vụ ngành nghề độc lập), thành viên ban giám đốc doanh nghiệp (thu nhập từ thù lao giám đốc), nghệ sĩ, vận động viên (thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên), nhân viên phục vụ cho Chính phủ nƣớc ngoài (thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ), và tiền công dƣới hình thức tiền lƣơng hƣu (thu nhập từ tiền lƣơng hƣu).

Một cá nhân có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập tại Việt Nam nếu đồng thời thoả mãn cả 3 điều kiện: i) Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dƣới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; ii) Chủ lao động không phải là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam bất kể tiền công đó đƣợc trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tƣợng đại diện cho chủ lao động; iii) Tiền công đó không do một cơ sở thƣờng trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.

quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do ngƣời lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng nhƣ rủi ro đối với lao động đó hoặc đối tƣợng đó đƣa ra hƣớng dẫn và cung cấp phƣơng tiện lao động cho ngƣời lao động hoặc đối tƣợng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.

Cá nhân là ngƣời làm công trên các tàu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phi hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tƣợng cƣ trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.

Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam từ hoạt động làm công tại Việt Nam của cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết. Việt Nam có nghĩa vụ không đánh thuế đối với khoản thu nhập mà cá nhân là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc mình nhận đƣợc từ hoạt động làm công tại nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 85)