Quy định về biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Hiệp định

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 31)

Các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần thƣờng đƣợc quy định tai Hiệp định nhƣ sau: "1. Trường hợp đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ thu nhập hoặc lợi tức, mà theo luật của nước ký kết kia và phù hợp với Hiệp định này, thu nhập hoặc lợi tức đó có thể bị đánh thuế tại nước kia, nước ký kết thứ nhất sẽ cho phép trừ vào thuế thu trên thu nhập hoặc lợi tức một số tiền đúng bằng số thuế đã nộp tại nước kia. Tuy nhiên, số thuế được trừ sẽ không vượt quá số thuế phải nộp ở nước thứ nhất được tính cho thu nhập hoặc lợi tức đó phù hợp với các luật thuế của nước thứ nhất.

2. Trường hợp, theo bất kỳ quy định nào của Hiệp định này, thu nhập hay lợi tức do một đối tượng cư trú của một nước ký kết mặc dù được miễn thuế tại nước đó, nước này, khi tính thuế trên phần thu nhập còn lại của thu nhập hay lợi tức của đối tượng cư trú đó, vẫn có thể tính đến phần thu nhập hay lợi tức được miễn.

3. Theo nội dung Khoản 1 và 2 của Điều này, thu nhập hay lợi tức do một đối tượng cư trú của một trong hai nước ký kết thu được mà theo Hiệp định này

thu nhập hay lợi tức đó có thể bị đánh thuế ở nước ký kết kia sẽ được coi là thu được từ các nguồn tại nước ký kết kia.

4. Trong trường hợp tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết kia mà đối tượng này kiểm soát ít nhất là 10% quyền bỏ phiếu trong công ty trả lãi cổ phần, việc khấu trừ nêu tại Khoản 1 sẽ tính đến số thuế do nước thứ nhất thu trên thu nhập hay lợi tức của công ty trả lãi cổ phần.

5. Trường hợp số tiền thuế được miễn hoặc được giảm theo các biện pháp ưu đãi nhất định được quy định trong nội luật của một nước ký kết được coi là đã nộp ở nước ký kết đó, thì số thuế này sẽ được trừ vào thuế ở nước ký kết kia.”(Điều 24 Hiệp định giữa Việt Nam và Udơbêkixtăng ký năm 1996).

Điều này của Hiệp định quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần mà nƣớc cƣ trú có nghĩa vụ thực hiện. Theo đó, nƣớc cƣ trú có nghĩa vụ khấu trừ số thuế thu nhập đã nộp tại nƣớc có nguồn thu nhập khi tính số thuế thu nhập phải nộp tại nƣớc mình nhƣng số thuế đƣợc khấu trừ tối đa không vƣợt quá số thuế phải nộp theo nội luật nƣớc cƣ trú đối với khoản thu nhập phát sinh ở nƣớc ký kết kia.

Theo Khoản 2, nƣớc cƣ trú có quyền tính khoản thu nhập đƣợc miễn thuế ở nƣớc ký kết kia vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập của đối tƣợng cƣ trú nƣớc mình. Các khoản thu nhập đƣợc miễn thuế tại nƣớc có thu nhập phát sinh thực chất là các khoản thu nhập mà quyền đánh thuế dành hoàn toàn cho nƣớc cƣ trú (nhƣ thu nhập từ vận tải quốc tế, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ...).

Khoản 4 quy định đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần mà đối tƣợng sở hữu trên 10% quyền bỏ phiếu thì số thuế đƣợc khấu trừ tối đa chỉ bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập trƣớc thuế ở nƣớc ký kết kia theo nội luật của nƣớc cƣ trú. Theo quy định này thì nƣớc cƣ trú chỉ chấp nhận khấu trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thế theo nội luật nƣớc mình (thuế đánh vào thu nhập công ty- thuế gián tiếp đối với ngƣời góp vốn), số thuế trực tiếp (số thuế nƣớc có nguồn thu nhập đánh vào tiền lãi cổ phần) mà ngƣời góp vốn nộp cho nƣớc có nguồn thu nhập không đƣợc khấu trừ ở nƣớc cƣ trú.

Các ƣu đãi thuế mà nƣớc có nguồn thu nhập dành cho đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết kia đƣợc nƣớc cƣ trú tôn trọng thực hiện. Theo Khoản 5, nƣớc cƣ trú chấp nhận khấu trừ các khoản ƣu đãi thuế mà nƣớc có nguồn thu nhập đã miễn, giảm theo nội luật của nƣớc đó cho đối tƣợng cƣ trú khi tính thuế thu nhập của các đối tƣợng này.

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 31)