Thủ tục thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 35)

phiếu của công ty cổ phần (thƣờng các Hiệp định quy định là 10%).

Trƣờng hợp một đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam có thu nhập từ nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trƣớc khi đƣợc chia cho đối tƣợng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở nƣớc ký kết sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Số thuế đƣợc khấu trừ không vƣợt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nƣớc ngoài theo luật thuế Việt Nam.

Các khoản thu nhập từ nƣớc ngoài của đối tƣợng cƣ trú Việt Nam đƣợc miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ đƣợc miễn thuế và không đƣợc trừ số thuế đã nộp tại nƣớc ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ nhƣ tiền học bổng của học sinh và sinh viên nƣớc ngoài trong thời gian học tại Việt Nam.

1.9.4. Thủ tục thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Nam

Để đƣợc áp dụng các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, đối tƣợng nộp thuế thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định phải làm các thủ tục để chứng minh họ là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam hoặc đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam; xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ngoài hoặc xác nhận số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài đối với đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế của nƣớc ký

kết Hiệp định sẽ thực hiện việc miễn, giảm, khấu trừ số thuế đã nộp ở nƣớc ký kết Hiệp định khi tính thuế thu nhập phải nộp ở nƣớc cƣ trú.

Thủ tục thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần ở từng nƣớc ký kết do nội luật của nƣớc đó quy định. Các thủ tục thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần theo quy định của Hiệp định tại Việt Nam đƣợc quy định tại Phần D Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC và Thông tƣ số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục và áp dụng các biện pháp tránh đánh thuế hai lần.

Kết luận Chương 1

Xóa bỏ tình trạng đánh thuế hai lần là cần thiết đối trong việc phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế của các quốc gia nói chung, đặc biệt là đối với Việt Nam trong bối cảnh nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập nền kinh tế thế giới và có nhu cầu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển nền kinh tế. Việc hợp tác với các nƣớc có quan hệ kinh tế để xóa bỏ tình trạng đánh thuế hai lần cũng phù hợp với đƣờng lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam đã đƣợc nêu tại Điều 14 Hiến pháp 1992: “ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ

tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.”.

Nhằm xóa bỏ tình trạng đánh thuế hai lần, Hiệp định đã định ra các nguyên tắc phân định quyền đánh thuế của Việt Nam và nƣớc ký kết, các biện pháp tránh đánh thuế hai lần mà nƣớc cƣ trú có nghĩa vụ áp dụng trong trƣờng hợp cả hai nƣớc đều có quyền đánh thuế. Căn cứ xác định nƣớc nào là nƣớc cƣ trú, nƣớc nào là nƣớc có nguồn thu nhập, quyền đánh thuế của mỗi nƣớc đối với từng loại thu nhập đƣợc trình bày cụ thể ở Chƣơng 2 dƣới đây.

CHƢƠNG 2: PHÂN ĐỊNH QUYỀN ĐÁNH THUẾ GIỮA HAI NƢỚC KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH

2.1. Phân định quyền đánh thuế theo nơi cư trú và nơi có nguồn thu nhập

Đề xác định quyền, nghĩa vụ của một nƣớc ký kết trong việc đánh thuế theo phạm vi điều chỉnh của Hiệp định đòi hỏi phải xác định nƣớc đó đánh thuế với tƣ cách là nƣớc cƣ trú hay nƣớc có nguồn thu nhập. Việc xác định này đƣợc thực hiện thông qua xem xét đối tƣợng nộp thuế là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc nào. Sau khi xác định đƣợc một nƣớc ký kết là nƣớc cƣ trú, nƣớc ký kết còn lại là nƣớc có nguồn thu nhập.

Việc xác định quyền đánh thuế của một nƣớc ký kết đối với thu nhập thu đƣợc từ hoạt động của một doanh nghiệp của một nƣớc ký kết kia thu đƣợc trên lãnh thổ một nƣớc ký kết thứ nhất đƣợc xem xét trên cơ sở xác định doanh nghiệp đó có hay không có cơ sở thƣờng trú trên lãnh thổ nƣớc đó, nếu có thì nƣớc đó (nƣớc có cơ sở thƣờng trú của doanh nghiệp) có quyền đánh thuế với tƣ cách nƣớc có nguồn thu nhập.

2.1.1. Đối tượng cư trú

2.1.1.1. Quy định của Hiệp định về đối tượng cư trú

Các quy định về đối tƣợng cƣ trú thƣờng đƣợc quy định tại Điều 4 của Hiệp định. Nội dung quy định về đối tƣợng cƣ trú của các Hiệp định là giống nhau, nhƣ Điều 4 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996 quy định về đối tƣợng cƣ trú nhƣ sau: "1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ

trú, quốc tịch, trụ sở điều hành hoặc các tiêu chuẩn khác có tính chất tương tự.

2. Trường hợp theo những quy định tại khoản 1, khi một cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai nước, thì thân phận cư trú của cá nhân đó sẽ được xác định như sau:

a.Cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của nước mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở cả hai nước cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của quyền lợi chủ yếu)

b. Nếu như không thể xác định được nước ký kết nơi cá nhân đó có trung tâm các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở cả hai nước, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó thường sống;

c. Nếu cá nhân đó thường sống ở cả hai nước hay không sống thường xuyên ở nước nào, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch.

d. Nếu cá nhân đó là đối tượng mang quốc tịch của cả hai nước hay không mang quốc tịch của nước nào, nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước ký kết sẽ giải quyết vấn đề đó bằng thỏa thuận chung.

3. Trường hợp do những quy định tại khoản 1, khi một đối tượng không phải là cá nhân, là đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết, lúc đó, đối tượng trên sẽ được coi là đối tượng cư trú của nước nơi đóng trụ sở điều hành thực tế của đối tượng đó.".

Xuất phát từ mối liên hệ có tính gắn bó với một nƣớc mà một đối tƣợng (cá nhân, doanh nghiệp) có nghĩa vụ thuế đầy đủ (cả thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ nƣớc đó) với nƣớc đó. Pháp luật thuế của các nƣớc thƣờng xác định mối liên hệ gắn bó với một nƣớc dựa vào các mối quan hệ của đối tƣợng tại một nƣớc nhƣ quan hệ cƣ trú, nhà ở, quốc tịch.... Khi một đối tƣợng thỏa mãn các tiêu chí này thì đƣợc xác định là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc. Việc một đối tƣợng phải chịu thuế do có thu nhập phát sinh tại một nƣớc không tạo ra đối tƣợng cƣ trú của nƣớc có nguồn thu nhập do việc đánh thuế chỉ thuần túy trên cơ sở thu nhập của đối tƣợng này phát sinh trên lãnh thổ nƣớc mình mà không xuất phát từ những mối liên hệ có tính gắn bó của đối tƣợng với nƣớc đó.

Khái niệm "đối tƣợng cƣ trú" không những chỉ giải quyết vấn đề xác định nghĩa vụ thuế mà còn có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi áp dụng của Hiệp định. Theo Điều 1 của Hiệp định thì chỉ đối tƣợng cƣ trú của một trong hai hoặc cả hai nƣớc ký kết mới thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định. Nếu không phải hoặc không chứng minh đƣợc là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết Hiệp định thì sẽ không thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định và không đƣợc hƣởng quy chế tránh đánh thuế hai lần.

Hiệp định không quy định các tiêu thức để xác định đối tƣợng cƣ trú (theo góc độ thuế và phục vụ cho việc đánh thuế), mỗi nƣớc ký kết xác định đối tƣợng cƣ trú theo nội luật của nƣớc mình.

Pháp luật thuế của các nƣớc sử dụng các tiêu thức cụ thể mà qua các tiêu thức này thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa đối tƣợng với một nƣớc nhƣ nhà ở thƣờng trú, nơi cƣ trú, thời gian cƣ trú, trụ sở điều hành..., và do đó tạo

mỗi nƣớc nên sẽ xảy ra trƣờng hợp cả hai nƣớc ký kết đều xác định một đối tƣợng là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc mình. Để giải quyết xung đột này, ngƣời ta phải căn cứ vào Hiệp định để xác định đối tƣợng đó chỉ là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết (đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết dù theo nội luật của hai nƣớc thì đối tƣợng này là đối tƣợng cƣ trú của cả hai nƣớc). Đối với các trƣờng hợp này, Hiệp định quy định các tiêu thức đƣợc áp dụng theo thứ tự ƣu tiên để xác định đối tƣợng đó là đối tƣợng cƣ trú là của nƣớc nào trong hai nƣớc ký kết, theo đó, nếu áp dụng tiêu thức này mà đối tƣợng là đối tƣợng là đối tƣợng cƣ trú của cả hai nƣớc thì áp dụng tiêu thức tiếp theo theo thứ tự ƣu tiên cho đến khi xác định đƣợc đối tƣợng đó là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc nào. Các tiêu thức xác định đối tƣợng cƣ trú đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên, thứ tự này thể hiện mức độ gắn bó của đối tƣợng đối với một nƣớc ký kết ở mức độ từ cao tới thấp. Trƣờng hợp áp dụng tất cả các tiêu thức theo thứ tự ƣu tiên mà vẫn không xác định đƣợc đối tƣợng đó là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc nào thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nƣớc phải thỏa thuận để xác định đối tƣợng đó là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc nào.

Việc xác định đối tƣợng cƣ trú thƣờng chỉ phức tạp đối với đối tƣợng là cá nhân, hiếm trƣờng hợp một doanh nghiệp là đối tƣợng cƣ trú của cả hai nƣớc. Tuy vậy, vẫn có khả năng xảy ra trƣờng hợp một doanh nghiệp là đối tƣợng cƣ trú của cả hai nƣớc khi một nó đƣợc đăng ký thành lập ở nƣớc này nhƣng trụ sở điều hành thực tế đặt ở nƣớc kia, trong khi đó thì nội luật của nƣớc này coi trọng yếu tố nơi đăng ký thành lập, nội luật của nƣớc kia coi trọng yếu tố trụ sở điều hành thực tế. Đối với các trƣờng hợp này, theo Hiệp định, nếu đối tƣợng có trụ sở điều hành thực tế ở nƣớc nào thì là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.2. Xác định đối tượng cư trú của một nước ký kết theo pháp luật tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam

Điểm 1 Mục I Phần A Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC quy định đối tƣợng cƣ trú của một nƣớc ký kết nhƣ sau: "1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối

tượng cư trú của một nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:

1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc

1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức.".

Nhƣ vậy, phù hợp với quy định của Hiệp định, pháp luật thuế Việt Nam để mở việc xác định đối tƣợng cƣ trú cho nội luật của từng nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam. Tuy các Hiệp định có nội dung gần giống nhau nhƣng tùy từng Hiệp định cũng có thể có những khác biệt nhỏ, vì vậy, cần thiết phải xác định chính xác một đối tƣợng là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết nào để áp dụng Hiệp định phù hợp.

Việc xác định đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam đƣợc căn cứ vào Điểm 2 Mục I Phần A Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC, gồm: 1) Cá nhân là ngƣời mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân là ngƣời không mang quốc tịch Việt Nam nhƣng định cƣ không thời hạn tại Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên kể từ khi ngƣời đó đến Việt Nam và 183 ngày trở lên tính cho những năm

ngày; 2) Các tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam nhƣ doanh nghiệpnhà nƣớc, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trong trƣờng hợp trên căn cứ vào các tiêu thức nhà ở, thời gian cƣ trú mà một đối tƣợng là cá nhân vừa là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam vừa là đối tƣợng cƣ trú của nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam thì căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau để xác định đối tƣợng đó là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam: 1) Nếu cá nhân đó có nhà ở thƣờng trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê thuộc quyền sử dụng của đối tƣợng đó) thì cá nhân đó đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam; 2) Nếu cá nhân đó có nhà ở thƣờng trú tại cả hai nƣớc nhƣng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam nhƣ việc làm, có địa điểm kinh doanh, nơi quản lý tài sản cá nhân, hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam nhƣ quan hệ gia đình, xã hội (ví dụ: hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,...),... thì cá nhân đó đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam; 3) Nếu không xác định đƣợc cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nƣớc nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thƣờng trú ở nƣớc nào, nhƣng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế thì cá nhân đó đƣợc coi là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam; 4) Nếu cá nhân đó thƣờng xuyên có mặt cả ở Việt Nam và nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng nhƣ không có mặt thƣờng xuyên ở cả hai nƣớc nhƣng cá nhân đó mang quốc

Một phần của tài liệu Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài (Trang 35)