Các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than Uông Bí (Trang 49)

XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THAN UÔNG BÍ

4.2.2 Các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.

ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.

Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy cần có nhận thức rõ các quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Quan điểm 1:Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh than của công ty cổ phần sản xuất và thương mại than Uông Bí là biện pháp cơ bản, chủ động, tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giảm nhẹ chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững.

Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với mức độ gia tăng của các rủi ro, tổn thất trong kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải đổi mới cách nhìn nhận về các sự cố một cách thực tế và đầy đủ hơn. Bất cứ một rủi ro nào xảy ra với các doanh nghiệp đều để lại một hậu quả nhất định, phát sinh một khoản chi phí, tồn tại dưới hai dạng: Chi phí thực tế bao gồm: Thiệt hại mất mát vật chất, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí mua bảo hiểm…. Chi phí cơ hội: Bao gồm mất thời cơ kinh doanh, giảm uy tín, tổn thất về tinh thần…Nhưng nếu rủi ro được quản lý, khống chế sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí, yên tâm đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo dựng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Quan điểm 2: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đòi hỏi phải có biện pháp đồng bộ, toàn diện.

Rủi ro luôn rình rập bất ngờ ở mọi lúc mọi nơi, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù biện pháp có hoàn thiện đến đâu thì cũng không thể nào tránh được hoàn toàn mọi rủi ro, tổn thất xảy ra. Vì vậy cần có biện pháp mang tính đồng bộ, toàn diện để có thể hỗ trợ nhau, bổ sung những mặt mạnh, hạn chế những yếu kém giữa các biện pháp với nhau. Theo quan điểm này, các nhà quản trị cần xem xét một cách toàn diện các nguyên nhân của rủi ro để đi đến xây dựng giải pháp đồng bộ, triệt để trong công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty.

Quan điểm 3:“Phòng hơn chống”

Với bất cứ rủi ro nào, tổn thất xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty đều mang tính hai mặt và có tác động kép tới lợi ích của doanh nghiệp. Một mặt rủi ro gây ra những thiệt hại về vật chất như mất mát, giảm giá trị thương mại, phát sinh những chi phí khắc phục tổn thất, mặt khác rủi ro gây ra những thiệt hại về cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng đến tinh thần, ý chí của doanh nghiệp. Hậu quả rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh nhiều khi không thể bằng giá trị tiền bạc, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà còn lợi ích mang tính lâu dài. Tác động xấu đến thương hiệu hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

Phòng ngừa rủi ro là sử dụng những biện pháp mang tính kỹ thuật tổ chức nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro. Giảm thiểu là những biện pháp được sử dụng sau khi rủi ro, tổn thất đã xảy ra nhằm hạn chế những thiệt hại về người và của. Rõ ràng nếu phòng ngừa được rủi ro, doanh nghiệp sẽ tránh được những tổn thất đáng tiếc trong kinh doanh.

Quan điểm 4: Hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh phải được tiến hành đồng thời với biện pháp phát triển kinh doanh.

Thông thường nhà quản trị quan tâm và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho các biện pháp phát triển kinh doanh bao gồm như: Phát triển thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí…. Nhiều khi họ quên rằng họ đang đối mặt với rất nhiều rủi ro mà không tìm cách phòng ngừa và giảm thiểu. Sở dĩ như vậy thiếu sự quan tâm của nhà quản trị về rủi ro vì một số lý do:

- Không có khả năng nhận biết đầy đủ về rủi ro, tổn thất đang rình rập họ.

- Không có khả năng chống đỡ và đương nhiên chấp nhận rủi ro như một thực tại, tồn tại song song với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Không cần chống đỡ bởi nhiều loại rủi ro thường xuyên xảy ra để lại hậu quả không lớn bằng chi phí phòng ngừa bỏ ra.

Mặt khác biện pháp phát triển kinh doanh và biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thông qua các biện pháp triển kinh doanh công ty tăng cường hoạt động quản trị nhờ đó giảm thiểu rủi ro. Ngược lại thông qua biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro giúp công ty tiết kiệm chi phí rủi ro, doanh

nghiệp có điều kiện phát triển kinh doanh. Vì vậy việc hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phải được tiến hành đồng thời với các biện pháp phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than Uông Bí (Trang 49)