XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THAN UÔNG BÍ
4.1.1 Các kết luận qua nghiên cứu phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.
doanh của doanh nghiệp.
4.1.1.1 Những thành công và nguyên nhân a. Những thành công
Qua việc thu thập được những số liệu và tổng hợp kết quả về thực trạng hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí em nhận thấy những thành công về việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro mà công ty đã khắc phục được đó là:
- Từ phía nhà cung cấp: Trong những năm qua công ty luôn đáp ứng được nguồn hàng nhanh chóng, kịp thời cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu được tình trạng thiếu hàng, bị ép giá nhà cung cấp.
- Công ty ngày càng mở rộng thị trường có chỗ đứng vững chắc, đẩy mạnh tiêu thụ ở các thị trường cạnh tranh, chiếm lĩnh phần lớn thị phần của ngành than trên khu vực miềm Bắc và đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của những đối tác khó tính và được nhiều tổ chức doanh nghiệp biết đến là một công ty uy tín, chất lượng.
- Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đều đảm bảo chất lượng và số lượng, ít xảy ra trường hợp hàng kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu khách hàng.
- Công ty đã hạn chế được phần nào các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thương lượng, ký kết hợp đồng, và trong quá trình vận chuyển. Các rủi ro bị ép giá, mua với giá cao, hàng hóa bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển….đều được giảm thiểu một cách tối đa.
- Các nhà quản trị luôn nắm bắt được thông tin từ nhân viên kinh doanh từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong kinh doanh.
b. Nguyên nhân thành công
- Trong quá trình kinh doanh, công ty đã lựa chọn nhiều nhà cung cấp nhằm giảm thiểu những rủi ro, công ty đã tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp chính: Công ty cổ phần Hạ Long, công ty cổ phần than Nam Mẫu, công ty than Núi Béo, ngoài ra một số nhà cung cấp tiềm năng: Công ty TNHH một thành viên Đồng Vông, xí nghiệp than Hoành Bồ. Để giảm thiểu rủi ro thiếu hàng và bị ép giá từ nhà cung cấp.
- Xây dựng được một e-kip làm việc chuyên nghiệp, tận tình, khoa học tích cực khảo sát và bám sát nhu cầu thị trường cũng như tìm hiểu nhu cầu và thông tin khách hàng để cung cấp những sản phẩm phù hợp để đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lý, mức lương tương đối cao và môi trường làm việc đầy đủ tiện nghi hiện đại, xây dựng lòng tin cho người lao động, giúp họ không ngừng nỗ lực vì công ty.
- Sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, đúng yêu khách hàng.
- Tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác, khách hàng truyền thống. - Công ty luôn tổ chức báo cáo tình hình, rút kinh nghiệm sau mỗi tuần làm việc, qua đó kịp thời chỉ đạo trước tình huống phát sinh.
4.1.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân a. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được, công ty không tránh khỏi những tồn tại, sau đây là một số những tồn tại:
- Công ty có được đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và trình độ tay nghề cao nhưng lại chưa được chú trọng nhiều về quản trị rủi ro, và những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng… Chưa xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro chi tiết cho nhân viên. Từ đó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đây cũng là điều tồn tại trong công ty cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.
- Chưa có ban kiểm soát làm việc chính thức, khoa học, hiệu quả nhằm kiểm tra và đề ra những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
- Khi xảy ra các rủi ro, phản ứng của doanh nghiệp chưa thực sự nhanh nhạy với các tình huống phát sinh bất ngờ, mang tính bị động.
b. Nguyên nhân.
- Nguyên nhân chủ yếu cũng là vì công ty chưa chú trọng nhiều đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, chưa nâng cao nhận thức của nhân viên một cánh sâu sắc về tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thị trường kinh doanh ngày càng trở nên biết động do sự khủng hoảng của nền kinh tế làm cho công ty gặp nhiều rủi ro.
- Chưa xây dựng và áp dụng một quy trình nghiên cứu marketing, chưa xây dựng được chiến lược marketing một cách hệ thống nên quá trình kinh doanh gặp nhiều rủi ro.
- Do công ty chưa có công tác tổ chức tuyển dụng tốt, sắp xếp chưa phù hợp nên số lượng nhân viên kinh doanh còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu số lượng công việc.