công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí:
3.4.1 Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất vàthương mại Than Uông Bí. thương mại Than Uông Bí.
Sơ đồ 3.2 Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí
3.4.1.1 Nhận dạng rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí đã xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi nhận dạng rủi ro công ty có một bộ phận các nhân viên phân tích mối hiểm họa, mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
- Đây là giai đoạn đầu của quá trình quản trị rủi ro. Nếu nhận dạng đúng và đủ giúp nhà quản trị có những quyết định đúng và kịp thời né tránh, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất rủi ro xảy ra. Hàng năm công ty đầu tư chi phí 30 triệu cho công tác đào tạo nhân viên trang bị đầy đủ kiến thức để nhận dạng rủi ro nhanh nhất, chính xác nhất.
- Nguồn rủi ro thường là các yếu tố môi trường đặc thù của doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra những môi trường kinh tế - chính trị, môi trường luật pháp, môi trường tự nhiên, xã hội, môi trường văn hóa, cũng là nguồn rủi ro của công ty.
Tất cả các thành viên trong công ty có trách nhiệm xác định những rủi ro có thể gặp phải và báo cáo lên lãnh đạo của mình để công ty xem xét và có chiến lược giải quyết kịp thời.
3.4.1.2 Phân tích rủi ro và đo lường rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đo lường và đánh giá rủi ro
Phòng ngừa và giảm thiểurủi ro
* Phân tích rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có khả năng xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro trong kinh doanh gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể phân tích rủi ro trong kinh doanh thông qua độ biến thiên của các chỉ tiêu kết quả hay hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đòn bẩy kinh doanh, đòn cân định phí.
* Đo lường rủi ro
Công ty thường xuyên định kỳ đánh giá toàn diện hoạt động của mình. Trong đó tập trung tìm ra rủi ro tiềm ẩn. Việc đo lường và đánh giá rủi ro được công ty tiến hành nhanh chóng nhằm khắc phục kịp thời những tổn thất đã xảy ra.
- Phân tích và đo lường rủi ro gồm: Xác định nguyên nhân - Xác định và đo lường tổn thất có thể gặp phải
Bảng 3.3 Những tổn thất chủ yếu trong kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.
Rủi ro Mức độ rủi ro Tần suất rủi ro
Rủi ro về giá cả
Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, năm 2009 tổn thất 60 triệu, đến 2010 gây tổn thất 100 triệu đồng
Năm 2009 do biến động thị trường , nguồn hàng khan hiếm, số lần xảy ra là 2 lần/năm. năm 2010 xảy ra nhiều hơn 3 lần/năm
Rủi ro vận chuyển hàng hóa
Ảnh hưởng mất mát hàng hóa, giao hàng chậm trong năm 2009 gây thiệt hại cho công ty 50 triệu, năm 2010 gây thiệt hại 83 triệu
Năm 2009 số lần xảy ra là 3 lần/năm, năm 2010 số lần xảy ra tăng lên 4 lần/năm.
Rủi ro trong an toàn lao động
Ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp, gây thiệt hại về sức khỏe người lao động, năm 2009 số vụ xảy ra do mất an toàn lao động gây thiệt hại 120 triệu, đến năm 2010 gây thiệt hại 184 triệu.
Trong năm 2009 tình hình tai nạn lao động xảy ra trong công ty là 3 vụ tai nạn/năm, bị thương 5 người, năm 2010 số vụ tai nạn lao động có giảm đi 2 vụ/năm, nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Có 3 người bị thương và 1 người tử vong.
Rủi ro mất khách hàng
Do mất khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giảm, doanh thu giảm, năm 2009 gây thiệt hại khoảng 168 triệu đồng, năm 2010 gây thiệt hại 291 triệu đồng.
Năm 2009 rủi ro mất khách hàng 3 vụ/năm, đến năm 2010 lên tới 4 vụ/năm gây nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh, kết quả kinh doanh của công ty.
3.4.1.3 Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Than Uông Bí.
Công ty đã sử dụng công cụ, kỹ thuật, chiến lược, chính sách.... để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể ảnh hưởng đến tổ chức khi rủi ro xảy ra. Theo phòng kế hoạch tài chính thì trung bình mỗi năm công ty thường bỏ ra hàng năm số tiền gần 350 triệu đồng nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro và khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra.
- Công ty đã sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro như: Né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu và chuyển giao rủi ro.
- Né tránh rủi ro: Khi nhận dạng, phân tích, đo lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, ban quản trị đưa ra quyết định chủ động phòng ngừa trước để loại bỏ nguyên nhân của chúng. Đây là một trong những biện pháp có thể làm cho công ty mất đi những lợi ích có thể có, mất đi cơ hội. Vì vậy, công ty không nên coi né tránh là giải pháp tuyệt đối.
- Ngăn ngừa: Là một trong những giải pháp của công ty chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bất lợi khi rủi ro xảy đến với công ty.
- Giảm thiểu rủi ro: Là một trong những biện pháp của công ty tìm mọi cách giải quyết rủi ro với chi phí thấp nhất làm giảm ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chuyển giao rủi ro: Đối với đơn hàng có giá trị lớn, công ty tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa tránh rủi ro có thể xảy ra và đặc biệt bảo hiểm vận tải hàng năm với số tiền 180 triệu. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tài chính cho công ty khi rủi ro xảy ra.
Dựa trên kết quả phân tích, đo lường rủi ro, ban giám đốc đưa ra hướng giải quyết nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.