Biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 62)

Điều 43 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp ý, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể bắt buộc đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt [28]. Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được Bộ luật Hình sự quy định, do Tòa án hoặc Viện kiểm sát áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng tùy trong trường hợp khác nhau:

Trong trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình, thì tùy từng giai đoạn Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân căn cứ theo giám định pháp y để đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa chữa bệnh bắt buộc hoặc giao cho gia đình, người quản lý trông nom, giám sát dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp này người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng khi kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định, Tòa án ra quyết định đưa họ đi điều trị bệnh. Sau khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp cuối là người đang chấp hành hình phạt bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, căn cứ vào kết quả giám định pháp y, Tòa án ra quyết định đưa họ vào một cơ sở chữa trị. Sau khi khỏi bệnh, người này phải tiếp tục chấp hành hình phạt nếu không có lý do miễn chấp hành hình phạt.

Các trường hợp áp dụng biện pháp buộc chữa bệnh cũng được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Biện pháp này thể hiện nhân đạo sâu sắc của chính sách pháp luật của Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện để người mắc bệnh có cơ hội khỏi bệnh, cải thiện cuộc sống của mình. Thời gian bắt buộc chữa bệnh sẽ được trừ vào thời hạn chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, do đây là biện pháp hỗ trợ hình phạt và thể hiện tính nhân đạo trong chính sách xử lý người phạm tội khi họ bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi nên luật không quy định hạn

chế thời hạn bắt buộc chữa bệnh. Người được đưa vào cơ sở y tế sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Như vậy, có thể thấy hệ thống biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Hình sự bao gồm 3 biện pháp tư pháp chung và 2 biện pháp tư pháp riêng áp dụng đối với người chưa thành niên. Các biện pháp này đều nhằm mục đích hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt, được xây dựng trên cơ sở tâm sinh lý của người chưa thành niên và nhằm giáo dục người chưa thành niên nhận thức được những sai lầm của bản thân để sửa chữa. Trong hệ thống biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên thì hai biện pháp tư pháp riêng được ưu tiên áp dụng và việc áp dụng biện pháp tư pháp này sẽ không bị coi là có án tích.

Đây là những quy định thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên, việc ưu tiên áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên trên thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện thêm về quy định của biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 62)