Chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên và quy định của một số nước về biện pháp không tước tự do đối với người chưa

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 27 - 39)

định của một số nước về biện pháp không tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội; bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tư pháp người chưa thành niên là một chủ đề được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế. Việc tìm hiểu các quy định mang tính chuẩn

mực của quốc tế về tư pháp người chưa thành niên cũng như các quy định về áp dụng các biện pháp không tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội của một số nước có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại luật hình sự Việt Nam ta có sự đánh giá, đối chiếu, phân tích để nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các quy định về tư pháp người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam.

Chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên được quy định tại một số văn kiện quốc tế như Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên, Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên, Quy tắc của Liên hợp quốc về việc bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do 1991, ngoài ra còn được quy định rải rác trong các văn bản về quyền trẻ em như Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 37 của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã quy định cụ thể "người chưa thành niên chỉ bị bắt, giam giữ và phạt tù khi đó là giải pháp cuối cùng". Đây là một nguyên tắc chủ đạo trong việc xử lý người chưa thành niên

phạm tội, phạt tù chỉ là biện pháp cuối cùng, điều đó có nghĩa là khuyến khích áp dụng các biện pháp không tước tự do.

Và việc giải quyết vụ án liên quan đến người chưa thành niên phải đảm bảo nguyên tắc tối thiểu quy định trong Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên như sau: "Việc giải quyết các vụ án người chưa thành niên phạm tội không chỉ phù hợp với hoàn cảnh, mức độ phạm tội mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu của người chưa thành niên cũng như nhu cầu của xã hội" và "chỉ được đưa ra những biện

pháp hạn chế tự do cá nhân đối với người chưa thành niên sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và phải giới hạn ở mức độ tối thiểu có thể được;

Hạnh phúc của người chưa thành niên phải là yếu tố hàng đầu trong việc xem xét vụ việc của các em;

Không một người chưa thành niên nào bị tách khỏi sự giám sát của bố mẹ, cho dù toàn bộ hay không toàn bộ, trừ khi điều đó cần thiết đối với hoàn cảnh của các em."

Điều 19 của Quy tắc cũng quy định việc đưa trẻ em vào một trại giam phải luôn là phương pháp giải quyết cuối cùng và trong một thời gian tối thiểu cần thiết.

Đồng thời, xuất phát từ nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu, trong các văn kiện quốc tế đã đưa ra những khuyến nghị tăng cường việc áp dụng các biện pháp khác ngoài việc giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Tại Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em có đưa ra quy định đối với các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc hình thành những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và tổ chức riêng cho các trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị thừa nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự, trong đó đặc biệt phải: "có sẵn nhiều biện pháp khác nhau như chăm sóc, hướng dẫn và lệnh giám sát, tham vấn, tạm tha, bảo trợ, các chương trình giáo dục, dạy nghề và những biện pháp thay thế khác ngoài việc chăm sóc tập trung, nhằm đảm bảo cho trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương xứng cả với hoàn cảnh và tội phạm của các em" (khoản 4 Điều 40).

Như vậy, theo quy định của Công ước thì việc quy định nhiều biện pháp thay thế biện pháp giam giữ là trách nhiệm cần thiết của các quốc gia thành viên.

Vấn đề này được quy định rõ nhất tại Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên. Tại Quy tắc 17.1 đưa ra

những nguyên tắc hướng dẫn trong việc xét xử và quyết định đối với người chưa thành niên phạm tội quy định:

(b) Chỉ được đưa ra những hạn chế tự do cá nhân đối với người chưa thành niên sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và phải giới hạn ở mức độ tối thiểu có thể được.

(c) Không được tước bỏ tự do cá nhân trừ khi người chưa thành niên bị xét xử vì một hành vi nghiêm trọng có dùng bạo lực chống lại người khác hay ngoan cố gây ra những tội nghiêm trọng khác và trừ khi không có cách giải quyết thích hợp nào khác [18].

Theo Nghị quyết 8 của Hội nghị lần thứ 6 của Liên hợp quốc, Quy tắc 17.1 (b) nhằm khuyến khích sử dụng những biện pháp xử lý thay thế cho việc giam giữ đến mức tối đa có thể được, tuy nhiên cũng cần lưu ý tới nhu cầu đáp ứng các đòi hỏi đặc thù của giới trẻ. Do đó, cần đưa ra những biện pháp chịu thử thách có theo dõi ở mức độ lớn nhất có thể thông qua các bản án treo, các bản án có điều kiện, tuân theo những quy định bắt buộc của hội đồng và các cách xử lý khác. Đồng thời, tại Quy tắc 17.1 (c) cũng đưa ra nguyên tắc tránh áp dụng hình phạt tù trừ khi đối với người chưa thành niên phạm tội này không có cách giải quyết nào khác.

Nguyên tắc khuyến khích việc áp dụng các biện pháp xử lý thay thế cho việc giam giữ tiếp tục được cụ thể hóa tại Quy tắc 18.1. Quy tắc 18.1 đã đưa ra khuyến nghị đối với các thành viên cần có nhiều biện pháp xử lý khác nhau cho phép cơ quan có thẩm quyền phát huy tính linh hoạt để tránh hình phạt giam giữ ở mức độ lớn nhất có thể xảy ra. Nguyên tắc cũng gợi ý một số biện pháp:

a) Những yêu cầu chăm sóc hướng dẫn và giám sát. b) Hình thức tạm tha có theo dõi.

d) Những hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả. đ) Yêu cầu xử lý qua trung gian hay những cách xử lý khác.

e) Những yêu cầu được tham gia vào nhóm luật sự bào chữa hay những hoạt động tương tự.

g) Những yêu cầu có liên quan đến chăm sóc bảo trợ, các cộng đồng đang sinh sống hay những hoàn cảnh giáo dục khác.

h) Những yêu cầu thích hợp khác.

Những biện pháp được đề xuất tại Quy tắc này đều dựa trên sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xử lý người chưa thành niên phạm tội.

Bên cạnh đó, trong thời gian nghiên cứu luật hình sự của một số nước, tác giả nhận thấy một số nước đã quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự như Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga, nhưng cũng có một số nước có một luật riêng về tư pháp người chưa thành niên như Luật tư pháp thanh thiếu niên của Kosovo, Luật tư pháp người chưa thành niên năm 2005 của Nhà nước độc lập Papua New Guinea, Luật tư pháp và phúc lợi người chưa thành niên năm 2006 của nước Cộng hòa Philipin. Trong đó, phải kể đến các quy định về người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga.

Theo quy định của Liên bang Nga thì người chưa thành niên phạm tội là người lúc thực hiện tội phạm đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi và việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội có thể quyết định hình phạt và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc. Các biện pháp giáo dục bắt buộc quy định trong luật hình sự Liên bang Nga cụ thể là cảnh cáo; giao cho cha mẹ hoặc người thay cha mẹ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát giáo dục; buộc bồi thường thiệt hại gây ra; hạn chế sự nhàn rỗi và đặt ra những đòi hỏi riêng đối với xử sự của người chưa thành niên. Người chưa thành niên có thể bị áp dụng cùng một lúc nhiều biện pháp giáo dục bắt

buộc. Trong trường hợp người chưa thành niên nhiều lần cố tình không chấp hành biện pháp giáo dục thì theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, biện pháp giáo dục bắt buộc bị hủy bỏ và hồ sơ vụ án được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp cảnh cáo là việc giảng giải cho người chưa thành niên về tác hại do hành vi của mình gây ra và hậu quả của việc tái phạm hành vi đó theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Giao cho giám sát là đặt nghĩa vụ cho các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giáo dục và kiểm tra tư cách của người chưa thành niên.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với người chưa thành niên được đặt ra có xem xét tình hình tài sản của người chưa thành niên và người này có nghề nghiệp hay không.

Biện pháp hạn chế sự nhàn rỗi và đặt ra những đòi hỏi riêng đối với xử sự của người chưa thành niên có thể quy định cấm lui tới những địa điểm nhất định, cấm sử dụng những hình thức vui chơi nhất định đặc biệt là hình thức có liên quan đến việc điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, hạn chế ra khỏi nhà sau một thời gian nhất định, hạn chế đi đến địa phương khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Người chưa thành niên có thể bị yêu cầu trở lại trường học hoặc đi làm với sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, người chưa thành niên còn có thể bị những hạn chế khác nữa.

Nhìn chung các biện pháp giáo dục bắt buộc áp dụng đối người chưa thành niên phạm tội quy định trong luật hình sự của Liên bang Nga mang tính giáo dục là chính, các biện pháp giáo dục bắt buộc nhằm tạo điều kiện cách ly người chưa thành niên khỏi nguyên nhân, nguy cơ phạm tội và tạo cơ hội để người chưa thành niên khắc phục hậu quả, từ đó các em có trách nhiệm, không tái phạm. Đồng thời, việc quy định bốn biện pháp giáo dục bắt buộc áp

dụng đối với người chưa thành niên phạm tội giúp cho cơ quan có thẩm quyền có nhiều cơ hội hơn khi xử lý.

Đối với luật tư pháp người chưa thành niên của một số nước thì việc quy định nguyên tắc xử lý, trách nhiệm hình sự cũng như trình tự áp dụng các biện pháp khá cụ thể và chi tiết. Luật tư pháp thanh thiếu niên của Kosovo đã đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo phù hợp với chuẩn mực tối thiểu về tư pháp người chưa thành niên như: Hệ thống tư pháp thanh thiếu niên phải lấy lợi ích của thanh thiếu niên là trọng tâm và bảo đảm rằng mọi biện pháp xử lý đối với thanh thiếu niên vi phạm pháp luật phải luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh của cả người vi phạm và hành vi phạm tội; Tước tự do chỉ bị áp dụng như là phương cách cuối cùng và được hạn chế trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Điều 6 của Luật quy định:

Đối với người sắp thành niên là người chưa tròn mười sáu tuổi vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì chỉ được áp dụng các biện pháp tư pháp... Các biện pháp tư pháp có thể được áp dụng đối với người sắp thành niên bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng và các biện pháp giáo dục [48].

Trong đó, các biện pháp xử lý chuyển hướng có thể được áp dụng đối với người sắp thành niên nhằm khuyến khích việc cải tạo phục hồi và tái hòa nhập tích cực của người sắp thành niên vào cộng đồng và qua đó để phòng ngừa hành vi tái phạm bao gồm:

1) Hòa giải giữa người sắp thành niên với bên bị hại, bao gồm cả việc người sắp thành niên xin lỗi bên bị hại;

2) Hòa giải giữa người sắp thành niên với gia đình mình;

3) Bồi thường thiệt hại cho bên bị hại thông qua thỏa thuận chung giữa nạn nhân, người sắp thành niên và đại diện hợp pháp của người đó phù hợp với điều kiện tài chính của người sắp thành niên;

4) Đi học đều;

5) Chấp nhận công việc hoặc chấp nhận việc đào tạo nghề phù hợp với khả năng và kỹ năng của người sắp thành niên;

6) Thực hiện công việc lao động công ích phù hợp với khả năng của người sắp thành niên thực hiện công việc đó;

7) Giáo dục các quy định về buôn bán, và 8) Tư vấn tâm lý.

Theo quy định của luật tư pháp thanh thiếu niên Kosovo thì các biện pháp giáo dục nhằm đóng góp vào việc giáo dục phục hồi và phát triển đúng đắn của người sắp thành niên phạm tội bằng cách bảo đảm sự bảo vệ, trợ giúp và giám sát, tạo điều kiện học tập và đào tạo nghề, đồng thời phát triển trách nhiệm của cá nhân người phạm tội, qua đó giúp phòng ngừa hành vi tái phạm. Biện pháp giáo dục có thể được áp dụng đối với người sắp thành niên bằng các biện pháp sau: biện pháp kỷ luật, các biện pháp tăng cường giám sát và các biện pháp giáo dục tập trung.

Biện pháp kỷ luật gồm cảnh cáo tư pháp và đưa người sắp thành niên vào trung tâm kỷ luật. Những biện pháp này được áp dụng khi lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên được đảm bảo bằng biện pháp kỷ luật ngắn hạn, đặc biệt trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện do vô ý hoặc bất cẩn.

Biện pháp tăng cường giám sát được áp dụng khi lợi ích tốt nhất của người sắp thành niên không đòi hỏi các em phải cách ly khỏi môi trường trước đây của mình và được bảo đảm bằng trướcpháp giáo dục dài hạn, tạo cho họ cơ hội được học tập, cải tạo phục hồi hoặc điều trị. Thời hạn áp dụng các biện pháp này không thể ngắn hơn ba tháng hoặc không được dài hơn hai năm.

Các biện pháp giáo dục tập trung gồm đưa người sắp thành niên vào cơ sở giáo dục, đưa người sắp thành niên vào cơ sở giáo dục - cải tạo và đưa người sắp thành niên phạm tội vào cơ sở chăm sóc đặc biệt. Những biện pháp

giáo dục tập trung được áp dụng đối với người sắp thành niên khi lợi ích tốt nhất của họ được bảo đảm bằng việc cách ly khỏi môi trường trước đây của mình và bằng biện pháp giáo dục dài hạn, tạo cơ hội cho họ được học tập, cải tạo phục hồi hoặc điều trị.

Thời hạn áp dụng các biện pháp giáo dục không được vượt quá thời hạn phạt tù tối đa được quy định đối với hành vi phạm tội đó.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp tư pháp này thì người sắp thành niên còn có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp khác như biện pháp điều trị tâm thần bắt buộc hoặc biện pháp điều trị phục hồi bắt buộc, tuy nhiên các biện pháp này không được áp dụng đồng thời với biện pháp kỷ luật. Những biện pháp điều trị bắt buộc nhằm góp phần giáo dục phục hồi người sắp thành niên và phòng ngừa nguy cơ tái phạm ở các em.

Nói chung, các quy định áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên trong Luật tư pháp thanh thiếu niên của Kosovo đều nhằm mục đích vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và nhằm giáo dục, phòng ngừa việc tái phạm của các em. Các biện pháp này tương đối phong

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 27 - 39)