Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 43 - 51)

Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định:

Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân thủ pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Tòa án giao trách nhiệm [28].

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội do Tòa án quyết định. Biện pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên "việc đưa trẻ em vào một trại tạm giam phải luôn là phương

pháp giải quyết cuối cùng và trong một thời gian cần thiết tối thiểu" [20].

Một trong những quy tắc tối thiểu về tư pháp người chưa thành niên là không một người chưa thành niên nào bị tách khỏi sự giám sát của bố mẹ, cho dù toàn bộ hay không toàn bộ, trừ phi điều đó cần thiết đối với hoàn cảnh của các em, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoàn toàn tương thích với quy tắc này của Liên hợp quốc. Và xuất phát từ nhận thức không phải ai sinh ra đã mang bản chất của người phạm tội, tội phạm chỉ tồn tại trong những điều kiện nhất định. Đặc biệt, đối với người chưa thành niên là đối tượng còn non nớt về trình độ nhận thức, sự hiểu biết còn chưa đầy đủ, thì sự va vấp trong quá trình trưởng thành và phát triển là dễ hiểu, đó cũng chính là điều kiện để các em hoàn thiện nhận thức và trưởng thành. Do đó, người chưa thành niên khi phạm tội vừa là chủ thể của tội phạm nhưng ở chừng mực nào đó họ cũng chính là nạn nhân. Vì vậy, việc quy định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là hoàn toàn phù hợp. Biện pháp này không chỉ phù hợp với chính sách hình sự và đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên mà còn đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, nếu xét ở khía các em là chủ nhân tương lai của đất nước thì việc chăm sóc, giáo dục đối với các em là cần thiết. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của đất nước. Nếu nguyên tắc xử lý mang nặng tính trừng trị thì sẽ khép lại cánh cửa tương lai của những người chưa thành niên phạm tội trong khi họ chưa thực sự nhận thức đầy đủ về hành vi của mình, ngược lại, sự giúp đỡ, giáo dục các em nhận thức được sai lầm của mình để sửa chữa, vừa thể hiện sự nhân đạo vừa là cơ hội để tương lai của đất nước phát triển. Và môi trường tốt nhất để người chưa thành niên phạm tội có thể nhận thức được sai lầm của mình mà sửa chữa, đó là cộng đồng dân cư nơi người đó sinh sống, là gia đình của họ.

Gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội mà họ gắn bó, trưởng thành, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Khi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn người chưa thành niên sẽ không bị cách ly khỏi môi trường sống bình thường của mình, họ không bị cảm giác mặc cảm, bỏ rơi. Đồng thời, họ có điều kiện để phát triển kỹ năng xã hội của mình trong môi trường tự nhiên. Đó là những điều kiện thuận lợi để người chưa thành niên phạm tội nhận thức được những sai phạm của mình, họ có điều kiện để sửa chữa trước những uốn nắn của gia đình, của những người xung quanh.

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng trong thời gian từ một năm đến hai năm.

Xét theo Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Như vậy, căn cứ vào điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là chỉ

áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, thì biện pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù, tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù.

Đây chính là hai điều kiện quan trọng để áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, bên cạnh đó, biện pháp này còn được quyết định trên cơ sở cân nhắc các yếu tố khác như tình tiết giảm nhẹ, nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội, thái độ ăn năn, hối cải sau khi phạm tội hoặc điều kiện có nơi thường trú ổn định và môi trường sống của họ thuận lợi cho việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự cũng quy định trách nhiệm của người chưa thành niên khi chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người chưa thành niên phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Tòa án giao trách nhiệm. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghĩa vụ mang tính khái quát, để cụ thể hóa từng nghĩa vụ của người chưa thành niên phải tuân thủ trong khi chấp hành biện pháp tư pháp cũng như trách nhiệm của gia đình, cộng đồng dân cư nơi người chưa thành niên sinh sống trong quá trình giúp đỡ, giáo dục người chưa thành niên nhận thức được những sai lầm của mình, năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Tại Điều 1 của Nghị định số 59/2000/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục đích của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, "nhằm tạo điều kiện cho

người đó lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình" [8]. Như vậy,

có thể thấy vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân cũng như gia đình, cộng đồng dân cư trong việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm của mình.

Nghị định số 59/2000/NĐ-CP đã quy định một cách cụ thể trách nhiệm và quyền của người chưa thành niên phạm tội cũng như trách nhiệm của gia đình, Ủy ban nhân dân và người trực tiếp giám sát trong khi các em chấp hành biện pháp.

Người chưa thành niên phải có trách nhiệm sau: "Chấp hành nghiêm

chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú" [8].

Việc thực hiện tốt nghĩa vụ này sẽ giúp cho người chưa thành niên có được thói quen biết tôn trọng pháp luật cũng như những quy tắc của đời sống xã hội, rèn luyện bản thân, từ đó các em trở thành những người có ý thức trong cuộc sống, ngăn ngừa nguy cơ tái phạm của các em.

Làm bản cam kết với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình.

Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, tích cực sửa chữa lỗi lầm, học tập, làm ăn lương thiện và tham gia chung của cộng đồng dân cư nơi mình cư trú [8].

Với việc làm bản cam kết và đặt ra các biện pháp tích cực sửa chữa lỗi lầm của mình cũng như việc nghiêm chỉnh thực hiện bản cam kết đó sẽ có ý nghĩa lớn trong việc hình thành một ý thức tuân thủ cũng như giúp người chưa thành niên nhận thức được những hành vi sai trái của mình từ đó nhận

thức được trách nhiệm đối với hành vi của mình. Ngoài ra, qua các hoạt động chung của cộng đồng, người chưa thành niên sẽ trưởng thành qua các hoạt động lành mạnh, ý thức cộng đồng được nâng lên, người chưa thành niên phạm tội sẽ có những suy nghĩ lành mạnh, tránh xa những cám dỗ phạm tội. Đây chính là nghĩa vụ thể hiện được bản chất của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Thông qua cộng đồng để có những tác động tích cực tới người chưa thành niên phạm tội, giúp họ nhận ra được những sai lầm trong hành vi của mình, từ đó họ có nhận thức đúng đắn hơn, hình thành trách nhiệm của họ với cuộc sống.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn có nghĩa vụ:

Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu tổ chức được giao giám sát, giáo dục khi đã chấp hành một phần hai thời gian thử thách;

Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được giao giám sát, giáo dục về kết quả rèn luyện, tu dưỡng của mình, trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì báo cáo và trong thời gian tạm trú phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người chưa thành niên phạm tội đến cư trú [8].

Đây là những nghĩa vụ giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc những người có nhiệm vụ giáo dục, giám sát có thể theo dõi được quá trình rèn luyện, tu dưỡng của người phạm tội một cách đầy đủ, từ đó có những phương pháp giáo dục tích cực hơn.

Bên cạnh các nghĩa vụ mà người chưa thành niên phải chấp hành, thì người chưa thành niên còn có các quyền như: không bị phân biệt, đối xử vì lỗi lầm đã phạm; được giúp đỡ để tham gia lao động, học tập tại nơi cư trú, được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng như mọi công dân

khác; đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục làm thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mình cư trú ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Cùng với nghĩa vụ phải chấp hành, các quyền của người chưa thành niên được hưởng đều hướng tới điều kiện tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên, giúp người chưa thành niên khắc phục sai lầm, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Khi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội là tạo cơ hội để người chưa thành niên khắc phục sai lầm ngay chính trong cộng đồng nơi các em sinh sống, vì đây là một trường thân quen, nơi có những mối quan hệ thân thiết với các em, đó là những yếu tố thuận lợi để các em sửa chữa sai lầm, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, vai trò của gia đình, cộng đồng, cơ quan có trách nhiệm giám sát, giáo dục (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) là rất quan trọng. Tại Nghị định số 59 đã quy định cụ thể trách nhiệm của từng đối tượng trên cũng như sự phối hợp giữa gia đình, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo hiệu quả việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình trong việc giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp đỡ họ tự cải tạo, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, các quy tắc xã hội của cộng đồng để của cộng đồng để trở thành cộng đồng để trở thành có ích cho xã hội.

Gia đình người chưa thành niên phạm tội có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục các em.

Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục trong việc giáp dục, giúp đỡ các em.

Khi người chưa thành niên phạm tội đã chấp hành được một phần hai thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức được giao giám sát, giáo dục tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này. Biểu hiện có nhiều tiến bộ có thể là chấp hành nghiêm túc mọi biện pháp giáo dục, tự sửa chữa sai lầm, không vi phạm quy ước của xã, phường, thị trấn hoặc lập công trong thời gian chấp hành biện pháp tư pháp. Đây là quy định mang tính khích lệ cao, là động lực để người chưa thành niên tích cực rèn luyện, đồng thời cũng thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý người phạm tội nói chung và đặc biệt là đối với người chưa thành niên phạm tội.

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 là sự kế thừa của biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1985. Về bản chất, hai biện pháp này không khác nhau nhưng về điều kiện áp dụng lại có điểm khác nhau.

Điều 61 Bộ luật Hình sự 1985 quy định biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách trong trường hợp sau: "Đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, tòa án có thể quyết định buộc phải chịu thử thách từ một năm đến hai năm" [26].

Như vậy, theo quy định của thì biện pháp buộc phải chịu thử thách chỉ áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng. Và căn cứ vào Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985 quy định "tội phạm nghiêm trọng là

tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng" [26], thì biện pháp buộc phải chịu thử

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)