buộc công khai xin lỗi
Biện pháp này được quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự:
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại [28].
Với tính chất là biện pháp hỗ trợ hình phạt, hai biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại và buộc công khai xin lỗi nhằm bảo vệ quyền của người bị hại. Biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại được áp dụng khi chứng minh được người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của người khác và người chủ sở hữu những tài sản trên đã xác định. Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt không còn thì người thực hiện hành vi phạm tội phải có nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại về tài sản gây ra. Nếu tài sản đó bị hư hỏng thì người đó phải có nghĩa vụ sửa chữa, nếu sửa chữa không được thì phải bồi thường. Ngoài ra, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại còn được thực hiện trong những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.
Việc áp dụng biện pháp tư pháp bồi thường thiệt hại đối với người chưa thành niên cần lưu ý một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 606 của Bộ luật Dân sự quy định:
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường [31].
Như vậy khác với người đã thành niên, biện pháp tư pháp bồi thường thiệt hại khi tuyên sẽ do người đã thành niên trực tiếp áp dụng, biện pháp bồi thường thiệt hại được tuyên áp dụng đối với người chưa thành niên thì có thể do cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện nghĩa vụ này.
Trong trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa sẽ buộc người phạm tội bồi thường về vật chất và công khai xin lỗi người bị hại. Biện pháp này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, thường là các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Biện pháp buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại được áp dụng trên cơ sở tự nguyện của người phạm tội và sự đồng ý của người bị hại.