Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 76 - 86)

tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội là người chưa trưởng thành nên dễ có những va vấp trong cuộc sống. Vì vậy, mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, tạo điều kiện để các em có cơ hội hoàn thiện mình. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên sẽ có ý nghĩa đặc biệt.

Việc áp dụng biện pháp tư pháp thể hiện quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, là điều kiện để các em khắc phục những sai lầm của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng và so sánh với các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên thì việc hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên trong thời gian tới là việc làm cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi xin có một số đề xuất như sau:

Về nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng chế tài giam giữ tồn tại nhiều nguy cơ bất lợi cho người chưa thành niên như tâm lý mặc cảm, những khó khăn trong quá trình hòa nhập lại cộng đồng xã hội sau một thời gian bị cách ly. Do đó, Điều 37 Công ước Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc cũng quy định "việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em… phải là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất", tinh thần này đã được thể hiện trong nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, kỹ thuật lập pháp tại khoản 4 lại chưa rõ ràng, cách quy định này sẽ dẫn tới việc hiểu sai điều luật khi quyết định áp dụng chế tài đối với người chưa thành niên là cân nhắc việc áp dụng hình phạt trước khi áp dụng biện pháp tư pháp, nên biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự chưa được áp dụng rộng rãi. Để khẳng định việc ưu tiên áp dụng biện pháp này, khoản 4 Điều 69 Bộ luật Hình sự có thể sửa đổi như sau:

"Khi xét xử, Tòa án ưu tiên áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật này trước khi xem xét việc áp dụng hình phạt. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được ưu tiên áp dụng".

Về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự, thì biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, như vậy đối tượng áp dụng chỉ là người từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi. Phạm vi áp dụng này còn hạn chế, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có một biện pháp lựa chọn nghiêm khắc nhất trong hệ thống biện pháp tư pháp là đưa vào trường giáo dưỡng. Trong khi đó, đây là độ tuổi nhận thức còn non nớt, hạn chế hơn so với độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, Vì vậy, cần mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để tạo cơ hội cho người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được hưởng sự giáo dục từ cộng đồng. Chính gia đình, xã, phường, thị trấn là môi trường giáo dục tốt nhất, giúp người chưa thành niên tránh được tâm lý mặc cảm.

Hướng nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là phù hợp với quy định quốc tế về người chưa thành niên, biện pháp tước tự do phải là biện pháp áp dụng cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, vì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của người chưa thành niên phạm tội nên việc mở rộng phạm vi áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ được cân nhắc khi kèm theo các điều kiện khác mang tính giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Qua nghiên cứu, tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:

Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng sau khi xem xét khả năng giáo dục họ tại xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, để biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả, cần có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giao giám sát, giao dục với gia đình và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như hàng tháng có họp báo cáo hiệu quả giám sát, giáo dục, kịp thời chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của người chưa thành niên để có những biện pháp uốn nắn hiệu quả. Bên

cạnh đó, cần xác định nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chưa thành niên trong việc tạo điều kiện cho người chưa thành niên chấp hành án được tiếp cận việc đào tạo nghề và tìm việc làm, hướng dẫn các kỹ năng để người chưa thành niên có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, giúp các en tránh dược các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội.

Pháp luật cũng cần phải hướng dẫn việc xác định các cơ quan, tổ chức phù hợp với nhu cầu giáo dục của người chưa thành niên.

Vấn đề trách nhiệm của người chưa thành niên bị kết án cũng cần được tăng cường. Cần quy định chế tài xử lý trong trường hợp không chấp hành nghiêm chỉnh biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đối với trường hợp không tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp giáo dục được đề ra thì có thể áp dụng hình thức xử lý như kéo dài thời gian giáo dục hoặc phải chấp hành thêm một nghĩa vụ khác kèm theo.

Nghĩa vụ của người chưa thành niên phạm tội chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng cần được mở rộng, có thể bổ sung thêm nghĩa vụ tham gia các lớp giáo dục hoặc tham gia lao động những công việc thích hợp phù hợp với người chưa thành niên phạm tội (có thể quy định số buổi lao động tối thiểu). Việc tăng cường trách nhiệm của người chưa thành niên bị kết án sẽ giúp cho những đối tượng này có trách nhiệm hơn với sai lầm của mình, từ đó rèn luyện bản thân trở thành những người có ích cho xã hội.

Xuất phát từ hiệu quả của việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không cao do chưa có quy định về người trực tiếp giáo dục, giám sát người chưa thành niên phạm tội, nên đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu hướng dẫn cụ thể đối với việc lựa chọn người trực tiếp giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Việc lựa chọn những người này cần căn cứ vào các tiêu chí sau: đó là những ngời có sự hiểu biết về công tác giáo

dục, các đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên, có sự nhiệt tình, cùng giới tính đối với người chưa thành niên.

Về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Riêng đối với người chưa thành niên bị kết án đưa vào trường giáo dưỡng muốn đạt được hiệu quả trong việc giúp đỡ người chưa thành niên, đặc biệt là việc tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên sau khi họ chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng thì pháp luật cần bổ sung việc đào tạo, hướng dẫn các kỹ năng sống, các hoạt động tham vấn, tư vấn để trang bị những kiến thức cần thiết về tái hòa nhập cộng đồng.

Về biện pháp tịch thu vật, tiền liên quan đến việc phạm tội; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi và bắt buộc chữa bệnh.

Đối với các biện pháp tư pháp còn lại, để việc áp dụng các biện pháp này được thuận lợi, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục áp dụng của từng biện pháp. Đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh cần quy định việc chữa trị bệnh cho người chưa thành niên phạm tội ở những khu riêng biệt với chế độ sinh hoạt, nội quy và trật tự quản lý đặc thù.

Kiến nghị bổ sung thêm biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự

Xuất phát từ tư tưởng xuyên suốt trong việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên là nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ nhận thức được những sai lầm của mình mà sửa chữa, nhưng hiện nay, tại Điều 70 chỉ quy định hai biện pháp tư pháp là biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hệ thống biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên như vậy còn ít (chỉ có 02 biện pháp), điều này sẽ hạn chế sự lựa chọn của Tòa án trong việc áp dụng. Để tăng cường hiệu quả của việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên, theo tác giả

nên mở rộng khả năng lựa chọn các biện pháp áp dụng của Tòa án để phát huy tính linh hoạt, tránh việc áp dụng biện pháp cách ly các em khỏi xã hội. Do đó, có thể bổ sung biện pháp lao động phục vụ cộng đồng. Việc bổ sung biện pháp này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự nước ta và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên như Quy tắc 18, 19 của Quy tắc Bắc Kinh. Biện pháp này cũng đã được một số nước quy định như Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Luật thanh thiếu niên của Kosovo.

Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng là biện pháp có phạm vi nghĩa vụ hẹp hơn so với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này chỉ có nghĩa vụ thực hiện một số loại công việc nhất định phù hợp với người chưa thành niên nhằm phục vụ cộng đồng trong thời gian ấn định mà không được trả lương. So với việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người chưa thành niên phạm tội sẽ phải chịu các nghĩa vụ khác.

Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng là biện pháp có tính giáo dục cao, qua lao động người chưa thành niên sẽ nhận thức được giá trị của việc lao động và giá trị của cuộc sống vì cộng đồng, từ đó họ nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình và rèn luyện bản thân. Xuất phát từ mục đích trên nên biện pháp lao động phục vụ cộng đồng chỉ áp dụng đối với một số hành vi như hành vi trộm cắp, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản…. Đồng thời, căn cứ vào độ tuổi lao động tối tiểu của pháp luật lao động nên quy định biện pháp này được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội lần đầu đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Tóm lại, biện pháp tư pháp lao động phục vụ cộng đồng có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi thực hiện các một trong các hành vi sau:

- Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại khoản 1 Điều 137, 138, 143 Bộ luật Hình sự trừ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

- Hành vi tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép quy định tại khoản 1 Điều 206, 207 Bộ luật Hình sự.

Thời gian áp dụng từ 30 giờ đến 120 giờ, không quá 3 giờ một ngày. Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng được áp dụng trên cơ sở cân nhắc độ tuổi, sức khỏe, khả năng của người chưa thành niên phạm tội.

Thời gian lao động không được ảnh hưởng tới thời gian học tập, lao động bình thường của người chưa thành niên và công việc lao động phải phù hợp với sự phát triển thể chất của người chưa thành niên.

Cụ thể, tác giả xin đề xuất bổ sung biện pháp tư pháp lao động phục vụ cộng đồng trong quy định của Bộ luật Hình sự như sau:

Điều 70 (bổ sung). Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:

1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 2. Đưa vào trường giáo dưỡng; 3. Lao động phục vụ cộng đồng.

Điều 70 a. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Điều 70b. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng Điều 70c. Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng

1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng trong thời hạn ấn định từ 30 giờ đến 120 giờ đối với người chưa thành niên từ đủ

16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội lần đầu đối với các hành vi trộm cắp, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại khoản 1 Điều 137, 138, 143 trừ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc hành vi tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép quy định tại khoản 1 Điều 206, 207 Bộ luật này. Thời gian chấp hành hình phạt không quá 3 giờ một ngày.

2. Biện pháp lao động phục vụ cộng đồng được áp dụng trên cơ sở cân nhắc độ tuổi, sức khỏe, khả năng của người chưa thành niên phạm tội.

Thời gian lao động không được ảnh hưởng tới thời gian học tập, lao động bình thường của người chưa thành niên và công việc lao động phải phù hợp với sự phát triển thể chất của người chưa thành niên.

KẾT LUẬN

Người chưa thành niên chính là tương lai của đất nước, việc bảo vệ và chăm sóc các em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện vẫn xuất hiện, đặc biệt đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Do đó, yêu cầu kìm chế tình hình gia tăng đối với loại tội phạm là hiện hữu. Để đáp ứng được yêu cầu này trước tiên cần có hệ thống tư pháp người chưa thành niên hoàn thiện.

Người chưa thành niên phạm tội ở một góc độ nhất định họ cũng là nạn nhân của tội phạm, do đó, trong quá trình áp dụng các chế tài hình sự khi xử lý người chưa thành niên cũng cần cân nhắc yếu tố này. Và xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của người chưa thành niên nên phải thống nhất rằng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên sẽ được xem xét nhẹ hơn so với người đã thành niên. Việc xử lý các em phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm là chính, ưu tiên áp dụng các biện pháp không tước tự do đối với các em. Đây là những chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi những chính sách này ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực chưa hiệu quả, như việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, do đó, việc

Một phần của tài liệu Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)