đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại khoản 3 Điều 69 Bộ luật Hình sự thì: "Việc
truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết", điều này
chọn cuối cùng trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng lại cho thấy biện pháp tư pháp thường rất ít được áp dụng.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến 2005 về việc áp dụng biện pháp tư pháp và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cho thấy:
Bảng 3.4: Số liệu áp dụng biện pháp tư pháp và các hình phạt
Năm Tổng số vụ đã
xét xử
Tổng số bị cáo
Biện pháp tư pháp và hình phạt được áp dụng
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Đưa vào trường giáo dưỡng
Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn 2001 79 122 0 0 0 0 0 122 2002 65 108 0 5 0 0 0 103 2003 67 114 0 10 0 0 0 104 2004 70 121 0 8 0 0 0 113 2005 81 115 0 3 2 0 0 110
Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Tỷ lệ bị cáo áp dụng biện pháp tư pháp là rất thấp, trong năm 2003 số bị cáo áp dụng biện pháp tư pháp nhiều nhất cũng chỉ 10/114 bị cáo, chiếm 8,7%. Trong khi đó hình phạt lại được áp dụng rất nhiều chiếm trên 90%.
Giữa biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng nhiều hơn, mặc dù tính giáo dục, tính ưu việt của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cao hơn nhưng trong 05 năm từ 2001 đến 2005, Tòa án Hà Nội không áp dụng trường hợp nào.
Theo số liệu thống kê trong cả nước từ 2007 đến 7 tháng đầu năm thì số số đối tượng bị áp dụng biện pháp tư pháp theo Điều 70 của Bộ luật Hình sự cũng rất thấp.
Bảng 3.5: Số người chưa thành niên chấp hành biện pháp tư pháp theo Điều 70 Bộ luật Hình sự từ 2007 - tháng 7/2009
Năm bị áp dụng biện pháp tư pháp Số người chưa thành niên
theo Điều 70 Bộ luật Hình sự
Số người chưa thành niên bị xét xử
2007 140 6169
2008 124 7111
7 tháng đầu 2009 14 3410
Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.
Qua các số liệu trên cho thấy, tuy biện pháp tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, tạo điều kiện để người chưa thành niên có cơ hội phát triển hoàn thiện hơn nhân sinh quan của mình nhưng trên thực tế lại rất ít được áp dụng. Việc áp dụng biện pháp tư pháp không để lại án tích cho người chưa thành niên, trong khi đó hình phạt với đặc tính là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, để lại án tích khi áp dụng lại thường xuyên được sử dụng trong quyết định của Tòa án, mặc dù vậy, các hình phạt không tước tự do cũng không được ưu tiên áp dụng mà tập trung chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn các biện pháp tư pháp này ta còn nhận thấy một số điểm bất cập như sau:
Thứ nhất, về điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nghĩa là biện pháp giáo dục này chỉ được áp dụng đối với độ tuổi phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, còn độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi áp dụng biện pháp thay thế hình phạt đưa vào trường giáo dưỡng. Đây là một hạn chế vì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về nhận thức hạn chế hơn nhiều so với người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi, hành vi của họ chỉ bị xử lý hình sự khi ở mức độ rất nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng xét ở một góc độ nhất định thì họ cũng chính là nạn nhân của nhận thức hạn chế,
do đó, họ cần có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình ngay trong chính cộng đồng, không nên áp dụng các biện pháp mang tính cách ly đối với họ.
Thứ hai, thực tiễn xét xử cho thấy, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn với tư cách là biện pháp tư pháp hầu như không được áp dụng. Qua kết quả khảo sát của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính thực hiện trong quá trình xây dựng Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội cho thấy tỷ lệ áp dụng biện pháp rất thấp do thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng, do đó, trong quá trình xử vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên, một số thẩm phán đã tuyên hình phạt cảnh cáo thay cho việc áp dụng biện pháp tư pháp.
Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp này thì hiệu quả lại không cao vì xuất hiện tâm lý coi như "tha bổng" trong gia đình, cộng đồng dân cư và cả người bị áp dụng. Có hiện tượng này một phần xuất phát từ cơ chế quản lý của chính quyền địa phương. Ở một số nơi, chính quyền địa phương có sự quản lý tốt các đối tượng bị áp dụng biện pháp này nhưng có một số địa bàn chưa có sự quản lý chặt chẽ đối tượng, khi được giao về địa bàn của mình giám sát, giáo dục, đối tượng đi đâu cũng không nắm được.
Thứ ba, hiệu quả của biện pháp này có vai trò quan trọng của người
trực tiếp giáo dục, giám sát người chưa thành niên phạm tội nhưng quy định của pháp luật lại chưa cụ thể. Việc phân công người giám sát, giáo dục người chưa thành niên phạm tội chưa có sự thống nhất trong quy định, có nơi giao công an xã, có nơi giao cho cảnh sát khu vực, có nơi lại giao cho cán bộ tư pháp xã hoặc giao cho một tổ chức như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh giáo dục, giám sát mà không giao cụ thể cho một đối tượng nào vì vậy chưa có sự thống nhất trong phương pháp, cơ chế thực hiện. Bên cạnh đó, những người được giao giáo dục, giám sát lại là những cán bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, chưa có biên chế chính thức thực hiện công tác này do đó, không có sự theo dõi, giám sát liên tục. Một điểm bất cập nữa là những người có nhiệm
vụ giám sát, giáo dục người chưa thành niên thường hoạt động mang tính kinh nghiệm, chưa đào tạo về kiến thức tâm sinh lý của người chưa thành niên đặc biệt là người chưa thành niên phạm tội nên hiệu quả của công tác này chưa cao.
Thứ tư, theo quy định của pháp luật, nếu người chưa thành niên đã
chấp hành một phần hai thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nhiều tiến bộ, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục xem xét hoặc theo đơn đề nghị của người chưa thành niên phạm tội đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế khi chấp hành biện pháp này có tâm lý coi như tha bổng nên các cơ quan có thẩm quyền cũng như người chưa thành niên phạm tội không quan tâm đến thời hạn phải chấp hành, quyền, nghĩa vụ của mình và quyền được chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp. Thực tế này đã làm mất quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội.
Thứ năm, sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, đoàn thể và gia đình
trong việc giám sát, giáo dục người chấp hành biện pháp tư pháp nhìn chung còn thiếu đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do quy định của pháp luật về trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc theo dõi, giám sát và giáo dục người chấp hành biện pháp tư pháp còn chung chung, chưa rõ ràng dẫn đến trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức này chưa cao. Chính sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở, cơ quan, tổ chức và gia đình trong việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội chưa thực sự tốt đã ảnh hưởng tới hiệu quả rèn luyện của các em, đặc biệt trong việc bố trí, sắp xếp công ăn việc làm cho người chưa thành niên phạm tội.
Thứ sáu, đối với người chưa thành niên phạm tội khi chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì việc tái hòa nhập cộng đồng khi hết thời hạn ở trường giáo dưỡng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy việc tái hòa nhập của người chưa thành niên
phạm tội là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng tại các trường giáo dưỡng, các em chỉ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề mà chưa có chương trình đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng hoặc các chương trình tham vấn, tư vấn trang bị các kỹ năng giúp các em tái hòa nhập sau khi ra trường. Đối với người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng sau khi bị cách ly khỏi môi trường xã hội bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở lại cộng đồng. Khó khăn đầu tiên là sự miệt thị, phân biệt đối xử với mọi người xung quanh, do đó, việc trang bị các kỹ năng về tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên là cần thiết.
Thứ bảy, các biện pháp tư pháp tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan
đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nhưng hiện nay ngoài quy định của Bộ luật Hình sự thì chưa có sự hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm và biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại trong Bộ luật tố tụng hình sự nên gây khó khăn trong thực tế áp dụng. Đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh đã có văn bản hướng dẫn việc áp dụng biện pháp này nhưng theo quy định thì việc quản lý, điều trị cho những người bị bắt buộc chữa bệnh trong cùng một cơ sở chuyên khoa y tế với những người bị bệnh tâm thần khác không phải là một giải pháp hợp lý. Bỡi lẽ, những người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, ngoài tư cách là bệnh nhân, họ còn là người phạm tội, là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hình sự. Do đó, đối với những người này cần chữa trị ở những nơi riêng biệt với chế độ sinh hoạt, nội quy và trật tự quản lý đặc thù.
Tuy nhiên, ngoài những hạn chế trên đây của biện pháp tư pháp thì biện pháp tư pháp ít được áp dụng trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố sau:
Yếu tố thứ nhất, do chính hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Người chưa thành niên khi phạm tội thường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, do đó, không thuộc các điều kiện có thể áp dụng biện pháp tư pháp.
Yếu tố thứ hai, xuất phát từ phía cơ quan Tòa án, trong quá trình xét xử vì nhiều nguyên nhân khác nhau như do thiếu văn bản hướng dẫn, áp dụng, do tâm lý e ngại nên đã áp dụng hình phạt. Như vậy, trong nhiều trường hợp việc xét xử thiên về trừng trị tội phạm. Điều này đồng nghĩa với việc nhận thức về mục đích hình phạt cũng khác so với biện pháp tư pháp. Biện pháp tư pháp là chế tài ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, nhưng với mục đích trừng trị thì hình phạt lại được ưu tiên áp dụng.
Trên đây là thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên, để những biện pháp này nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế đòi hỏi các nhà lập pháp cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa.