Nhânh tố môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Quốc tế HBA trong mục tiêu thâm nhập thị trường quản lý đào tạo và quản lý sinh viên tại các trường đại học thông qua phầm mềm quản lý hàn (Trang 32)

II. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Quốc Tế HBA.

1. Nhânh tố môi trường vĩ mô.

1.1. Nhân tố môi trường chính trị- pháp luật.

Thị trường có tác dụng như một “ bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Song nếu chỉ phó mặc cho thị trường thì dễ dẫn đến khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu… Vì vậy bên cạnh thị trường sự điều tiết của Chính Phủ đóng vai trị như “ Bàn tay hữu hinh” can thiệp hướng dẫn nền kinh tế đi theo mục tiêu, chiến lược đã chọn. Vì vậy yếu tố Chính trị và Pháp Luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Sự ổn định chính trị của đất nước, trong đó có sự ổn định của Chính Phủ là tiền đề cho sự ổn định của các hoạt động kinh tế. Ngoài ra các công cụ quản lý vĩ mô của Chính Phủ như:

- Luật bảo vệ môi trường. - Thuế.

- Các chế độ đãi ngộ đặc biệt.

- Quy định về thuê mướn và khuyến mại.

Luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp, nhằm hướng các doanh nghiệp theo một quỹ đạo mà Chính Phủ mong muốn.

Ở Việt Nam khung pháp luật kinh doanh cho các doanh nghiệp luôn tồn tại sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chủ trương, duy trì vị trí chủ đạo nên được hưởng nhiều ưu đãi về Vốn, đất đai, thâm nhập thị trường, thanh lý… tạo nên những thế mạnh cho họ, tuy nhiên bên cạnh đoa những doanh nghiệp này cũng bị ràng buộc về thành lập, tổ chức và quản lý, thực hiện các chính sách xã hội…

Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì được hưởng quyền ưu đãi về thuế, nhưng lại bị hạn chế khá chặt chẽ trong các lĩnh vực khác.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam ở vào vị trí thuận lợi nhất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự công khai minh bạch và các hình thức đấu thầu, tiếp cận các dự án công nghệ một cách rộng rãi tạo nên một môi trường cạnh tranh khác nghiệt. Đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cần phải chú trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trên thực tế hệ thống các quy chế, chính sách của Chính Phủ vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đấy. Vì vậy tìm hiểu và nắm bắt một cách nhanh chóng các chính sách của Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước. Từ đó có thể vươn ra và đứng vững trên thị trường nước ngoài.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và viễn thông, không chỉ có Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có cái nhìn chiến lược đối với nó. Trong 10 năm trở lại đây Việt Nam có thể nói là một trong những quốc gia chú trọng cao độ đến sự phát triển công nghệ thông tin, cụ thể như:

- Đề án chính phủ điện tử

- Các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghệ thông tin, đào tạo, giáo dục dậy nghề.

- Các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước.

- Chương trình hiện đại hóa hệ thống hạ tầng Viễn thông phục vụ công tác quản lý, quốc phòng và dân sinh.

- Chỉ thị đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành Y tế.

Từ các chương trình mục tiêu trên của Quốc gia có thể nói rằng, thị trường hiện tại trong lĩnh vực này rất lớn và tiềm năng. Chính phủ là thị trường lớn nhất mà Công ty phải hoạch định chiến lược chiến lĩnh.

1.2. Các xu hướng phát triển.

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của nển kinh tờ thế giới đã chịu sự tác động sâu sắc của một loạt các xu thế mới. Đó là xu thế phát triển cách mạng khoa học và công nghệ, quốc tế hóa toàn cầu hóa đời sống kinh tế thế giới và xu thế chuyển sang đối thoại giúp cho các lực lượng sản xuất được quốc tế hóa một cách cao độ.

Ngày nay, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi, bức xúc của các quố gia, dân tộc vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Thế giới đang xây dựng nền kinh tế với những chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó chú trọng đến hiệu quả và tăng sức cạnh tranh cho các nền kinh tế.Khi toàn cầu hóa đã trở thành xu thế khách

quan thì yêu cầu hội nhập kinh tế ngày càng trở nên cấp bách. Đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho mỗi một quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để Việt Nam có thể bắt kịp dòng chảy của thời đại, tận dụng mọi thời cơ vượt qua mọi thử thách để có thể đứng vững và phát triển thì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam cần phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực.

Và với xu thế phát triển đó, không thể không có sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm quản lý ứng dụng nói riêng cần được phổ biến một cách rộng rãi nhất. Nhằm tăng hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giảm thiểu những gánh nặng và khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động… nhằm hướng tới một xã hội Việt Nam hiện đại hóa.

Không nằm ngoài dòng chảy đó Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Quốc Tế HBA với những nỗ lực phát triển nhằm đưa công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ và hệ thống phần mềm quản lý đến một cách rộng rãi hơn tới các doanh nghiệp, nhà máy, trường học… trên cả nước. Với việc ứng dụng công nghệ phần mềm sẽ giảm tải được công việc cũng như giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc tới mức cao nhất tạo cơ sở và tiềm lực cho các doanh nghiệp, nhà máy, trường học… phát triển hơn tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Quốc tế HBA trong mục tiêu thâm nhập thị trường quản lý đào tạo và quản lý sinh viên tại các trường đại học thông qua phầm mềm quản lý hàn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w