TÓM TẮT CHƢƠNG
3.2.2. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tả
Dưới áp lực nhu cầu phát triển, Việt Nam đã dành những nỗ lực vô cùng to lớn trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… có tổng chiều dài khoangre 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhự và bê tong hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang cong là các con đường đất. Ngành đường sắt cũng có một vài đầu tư nâng cấp và sửa chữa trong những thập kỷ qua, cuối năm 2010, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1726 km.
Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều khắp 3 miền trong đó có 3 sân bay quốc tế là tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng và Nội Bài, và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới. Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền, Việt Nam có khoảng 80 cảng trong đó có 3 cảng cửa ngõ khu vực chính (Hải Phòng, Cái Lân, Sài Gòn).
Vận tải đường thủy là phương thức có tính truyền thống cao trong lịch sử giao thông Việt nam với một mạng lưới giao thông thủy dày đặc từ Bắc tới Nam với tổng số chiều dài 9800 km.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam còn thiếu những trục đường bộ và đường sắt có năng lực vận tải lớn.
56