Nhu cầu thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến (Trang 49)

TÓM TẮT CHƢƠNG

2.3.3. Nhu cầu thị trƣờng

Giao thông vận tải là ngành có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đó là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam có đầy đủ các phương thức vận tải: 219.192 km đường bộ, 3.143 km đường

50

sắt, 17.139 km đường sông đang khai thác, hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay. Ngành vận tải là ngành được quan tâm đặc biệt của chính phủ, vì đây là ngành tạo nên huyết mạch của đất nước. Trong giai đoạn 1997-2002, tổng vốn đầu tư XDCB được giao là 47.488,4 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT trực tiếp quản lý 44.051,1 tỷ đồng, ngành GTVT đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được 8.924 km quốc lộ, làm mới 61,4 km cầu đường bộ; Sửa chữa, đại tu và nâng cấp 1.253 km đường sắt, khôi phục và đại tu 8 km cầu đường sắt; Mở rộng và nâng cấp hệ thống cảng tổng hợp quốc gia, các tuyến đường thủy huyết mạch; Hệ thống giao thông đô thị đã được cải thiện một bước, giao thông nông thôn có sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều công trìnhh đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả rõ rệt.

Vận tải bằng ôtô có ưu điểm so với các loại hình vận tải khác là tổ chức vận tải từ nhà đến nhà, phục vụ được mọi nhu cầu từ hàng hoá đến hành khách. Vận tải ôtô luôn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở cự ly ngắn khi nó đảm nhiệm việc tiếp nối các quá trình vận tải khác. Trong những năm qua, sản lượng vận tải hàng hoá vận chuyển luôn chiếm 60 - 65% và hàng hoá luân chuyển chiếm 12 - 15% tổng sản lượng vận tải. Sản lượng vận tải hành khách vận chuyển chiếm 75 - 82% và hành khách luân chuyển chiếm 60 - 65% so với tổng sản lượng vận tải trong cả nước. Tuy vậy, vận tải ôtô cũng có nhược điểm là đầu tư lớn, giá thành cao.

Như đã phân tích ở trên là thực trạng nhu cầu vận tải nói chung trong cả nước, còn hiện tại trên địa bàn huyện Thanh Trì thì công ty cũng không ngừng nâng cao và phát triển các dịch vụ vận tải để thỏa mãn tối đa nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa của người tiêu dùng. Vì là địa bàn khá nhỏ hẹp, tiếp giáp các bến xe lớn trong khu vực quận Hoàng Mai như bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát, bến xe Yên Nghĩa nên đối thủ cạnh tranh chính vẫn chỉ là thị trường vận tải đường bộ, lưu thông bằng ô tô. Ngành đường bộ chiếm tỷ trọng cao nhất trong miếng bánh ngành vận tải bao gồm đường sắt, đường thủy, hàng không…do vậy nên đây là thị trường tiềm năng lớn nhất Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến đã mở rộng hoạt động kinh doanh, tập trung 5 xe ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh chạy tuyến đường Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Mặc dù đây là thị trường khá khó tính, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cho xe 29 chỗ và mới, xe vận tải chở hàng hóa trọng lượng lớn song đó cũng là động lực để doanh nghiệp phát triển và cố gắng hơn nữa để chinh phục đoạn thị trường tiềm năng này.

Nhu cầu thị trường lớn, mong muốn mở rộng mạng lưới khách hàng đồng nghĩa với việc công ty phải thay đổi, lắng nghe và thấu hiểu mới có thể cạnh tranh được với những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhà nước đã tạo điều kiện, đầu tư và mở rộng hệ thống đường bộ cũng là thuận lợi cho các doanh nghiệp trên các tuyến

đường dài để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nghiên cứu thị trường như đã phân tích đã đủ sức hút để công ty tiến hành hoạt động mở rộng thị trường. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua như vốn hạn hẹp, khả năng tài chính không cho phép mở rộng thêm lượng xe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)