Sức cạnh tranh trong cùng ngành

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến (Trang 51)

TÓM TẮT CHƢƠNG

2.3.4.Sức cạnh tranh trong cùng ngành

Lực lượng thứ hai trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter đó là mức độ ganh đua giữa các công ty trong phạm vi một ngành. Bởi vì, các doanh nghiệp trong một ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, các hành động của một công ty thường kéo theo các hành động đáp trả của các công ty khác. Sự ganh đua mãnh liệt khi một doanh nghiệp bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác hay khi doanh nghiệp nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường.

Thực trạng cạnh tranh cùng ngành vận tải đường bộ tại thị trường Hà Nội diễn ra khá sôi động, với sự có mặt của các đơn vị vận tải lớn đã hoạt động lâu năm trong ngành như công ty vận tải Đường Sắt, công ty TM và DV vận tải 24h, công ty CP vận tải Đường Việt…Bên cạnh đó ở các bến xe khách lớn như Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Lương Yên tập trung rất nhiều hãng xe khách lớn chất lượng cao: Hoàng Long, Mai Linh, Hà Sơn…Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng có uy tín thì công ty Khanh Tuyến mới chỉ cạnh tranh được với những hãng vừa và nhỏ, thị phần của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường vận tải trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Hiếm khi có được sự đồng nhất của các doanh nghiệp trong một ngành. Bởi các doanh nghiệp luôn khác nhau về các nguồn lực, khả năng và tìm cách gây khác biệt với các đối thủ. Thường thấy các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách gây khác biệt giữa sản phẩm của nó với những gì mà đối thủ cung cấp. Các công cụ thường sử dụng trong cuộc chạy đua tạo giá trị cho khách hàng là giá, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Do đó, cường độ ganh đua giữa các công ty trong ngành tạo nên một đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi. Một cách khái quát, mức độ ganh đua giữa các công ty trong ngành là một hàm số của ba nhân tố chính: cấu trúc cạnh tranh ngành; các điều kiện nhu cầu; rào cản rời khỏi ngành cao.

Sự ganh đua của công ty trong ngành còn yếu, do đó công ty sẽ không cơ hội để tăng giá và nhận được lợi nhuận cao hơn. Nhưng nếu sự ganh đua mạnh, cạnh tranh giá có thể xảy ra một cách mạnh mẽ, điều này sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh giá cả. Cạnh tranh làm giới hạn khả năng sinh lợi do việc giảm lợi nhuận biên trên doanh số.

52

Đây là hạn chế của công ty do vậy sẽ là cản trở cho việc mở rộng thị trường trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến (Trang 51)