6. Cơ cấu của luận văn
2.4.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao
Việc chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao được quy định tại Điều 97 Luật HN &GĐ năm 2000 và Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP. Cụ thể: "Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là
tài sản chung của vợ chồng", khi ly hôn quyền sử dụng đất đó được chia cho
vợ, chồng. Trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước giao đất thì quyền sử dụng đất đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng và được chia cho cả hai vợ chồng khi ly hôn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 thì thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là hai mươi năm, thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là năm mươi năm. Còn đối với đất ở, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài để làm nhà ở và chỉ thu hồi trong các trường hợp quy định (khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2003).
Việc chia tài sản là quyền sử dụng đất được phân biệt theo từng loại đất: đất nông nghiệp và các loại đất khác. Nhóm đất nông nghiệp có vai trò quan trọng, là loại đất được sử dụng với tư cách là một tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ chủ yếu cho việc trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng các sản phẩm cho công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản. Nó là tư liệu sản xuất chủ yếu để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đời sống hàng ngày của con người, đảm bảo nguồn dự trữ lương thực của quốc gia. Với vai trò quan trọng như vậy, Nhà nước cần có chính sách bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí để thất thoát, để đất hoang không được khai thác, sử dụng cũng như chuyển đổi mục
đích sử dụng trái phép. Hiện nay, dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 80% với khoảng 70% lao động nông nghiệp. Tỷ lệ đất bình quân trên đầu người làm nông nghiệp rất thấp, không đủ đáp ứng yêu cầu người làm nông nghiệp. Hơn nữa, do tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hóa nên rất nhiều diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp trong khi đó nhu cầu về đất nông nghiệp ngày càng cao. Vì vậy, Nhà nước cần có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý để tận dụng tối đa giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, khi vợ chồng ly hôn sẽ được chia như sau:
Nếu cả vợ chồng đều có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng thì quyền sử dụng đất được chia theo thoả thuận của các bên, nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật HN & GĐ (Điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN & GĐ năm 2000 và Điểm a khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP). Việc xác định có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất là rất khó khăn vì hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu vợ chồng tự thoả thuận được với nhau về việc chia quyền sử dụng đất thì việc xác định này sẽ không đặt ra.
Nhưng nếu vợ chồng không thoả thuận được với nhau và yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án phải căn cứ vào điều kiện, sự phù hợp đối với nghề nghiệp của vợ, chồng, hoàn cảnh sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và đặc biệt là ý chí của các bên chủ thể (có nhu cầu hay không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất). Ví dụ: Anh An và chị Hằng là hai vợ chồng. Anh An là kế toán của bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc, chị Hằng ở nhà làm ruộng. Trong trường hợp này rõ ràng chị Hằng là người có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp. Toà án chỉ tiến hành giải quyết, phân chia quyền sử dụng đất nếu vợ, chồng không thoả thuận được với nhau và yêu cầu Toà án
giải quyết. Khi đó, Toà án sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2000 để phân chia.
"Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì người đó có quyền được tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thoả thuận với bên kia; nếu không thoả thuận được thì bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu
cầu Toà án giải quyết". (Điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ -
CP). Theo quy định này thì chỉ bên nào có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất mới có quyền được trực tiếp sử dụng đất. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất. Sự thoả thuận của vợ chồng chỉ có ý nghĩa trong việc thanh toán giá trị quyền sử dụng đất mà thôi. Bên tiếp tục sử dụng đất có thể sẽ không phải thanh toán nếu hai bên đạt được thoả thuận, còn nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì bắt buộc phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng. Mức thanh toán do hai vợ chồng tự thoả thuận. Nếu không thoả thuận được về mức thanh toán thì sẽ yêu cầu Toà án giải quyết.
Trên đây là quy định của pháp luật, tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng có không ít các trường hợp, mặc dù vợ chồng đã thoả thuận được hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc thanh toán giá trị quyền sử dụng đất vẫn không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ đã ảnh hưởng đến quyền lợi của bên được thanh toán.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho bên không trực tiếp sử dụng đất, điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP có quy định: "Trong trường hợp một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình
nhiều khi bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất do không có khả năng tài chính nên không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng. Tuy nhiên, nếu muốn các bên có thể có thoả thuận khác. Quy định này mở rộng quyền tự định đoạt của vợ, chồng đối với phần quyền sử dụng đất của mình.
Còn đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn sẽ được chia theo quy định tại Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2000 (khoản 2 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP). Riêng đối với đất ở, khi chia thì cần lưu ý phần nhà ở và tài sản có trên đất để có cách giải quyết đúng đắn, hợp lý bảo đảm lợi ích của các bên. Nhà ở là loại tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu về chỗ ở, nó liên quan đến lợi ích thiết thực của mỗi bên trong việc tạo lập, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Vì vậy, số vụ án về tranh chấp nhà ở là rất nhiều và cũng rất phức tạp. Nhà ở được xây dựng trên đất ở là tài sản chung về nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng. Vì thế, khi vợ chồng ly hôn, nhà ở sẽ được chia như sau: "Nếu nhà ở có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2000; nếu không thể chia thì bên được trực tiếp sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên
kia phần giá trị mà họ được hưởng" (Điều 98 Luật HN & GĐ năm 2000). Vợ
chồng có thể tự thoả thuận với nhau về chia nhà ở để đảm bảo được tốt nhất giá trị sử dụng của ngôi nhà cũng như điều kiện sinh hoạt của mỗi bên sau khi ly hôn. Nếu vợ chồng không thoả thuận được về việc chia nhà ở thì Toà án sẽ xem xét giải quyết khi vợ chồng có yêu cầu. Trong trường hợp nhà ở đó có thể chia để sử dụng thì về nguyên tắc nhà ở được chia đôi. Bên cạnh đó, có xem xét tình hình tài sản, hoàn cảnh mỗi bên, hoạt động nghề nghiệp… để phân chia cho hợp lý. Chỉ khi nào nhà ở không thể chia thì Toà án mới chia theo giá trị. Khi đó, Toà án căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi
bên, khả năng tạo lập chỗ ở mới, tình trạng sức khỏe… để quyết định chia nhà cho ai. Bên được trực tiếp sử dụng nhà ở phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia phần giá trị mà bên đó được hưởng.
Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác nhau như đất làm mặt bằng xây dựng nhà xưởng để sản xuất, làm đồ thủ công mỹ nghệ… được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự (Điểm d khoản 2 Điều 97 Luật HN & GĐ năm 2000).
Đối với những trường hợp chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia đình, Nghị định số 70/2001/NĐ - CP có quy định khá cụ thể và chặt chẽ: "Trong trường hợp cả vợ và chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 97 của Luật HN & GĐ" (Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP). Để xác định xem vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao chung với hộ gia đình hay không cần phải căn cứ vào thời điểm Nhà nước giao đất cho hộ gia đình là trước hay trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng sẽ có quyền sử dụng đất được giao chung với hộ gia đình nếu Nhà nước giao đất cho hộ gia đình sau khi họ kết hôn. Khi họ ly hôn thì phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình sẽ được tách ra và chia theo quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN & GĐ năm 2000. Còn nếu Nhà nước giao đất cho hộ gia đình trước khi họ kết hôn thì một trong hai bên vợ hoặc chồng không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình. Khi ly hôn, quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình sẽ được giải quyết theo khoản 3 Điều 97 Luật HN & GĐ năm 2000: "Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên
không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được
giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này". Có nghĩa là sẽ căn cứ vào
công sức cải tạo, chăm sóc, bảo vệ đất… để chia cho bên không có quyền sử dụng đất chng với gia đình một phần tương ứng. Việc chia một phần này do vợ, chồng thoả thuận với gia đình, nếu không thoả thuận được thì yều cầu Toà án giải quyết.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng là quyền sử dụng đất được Nhà nước giao, giao khoán khi ly hôn là phức tạp và khó khăn, đòi hỏi Toà án phải nhận thức đầy đủ, chính xác các quy định của pháp lụât cũng như tình hình thực tế để có cách giải quyết thầu tình đạt lý, đảm bảo được lợi ích của các bên.