Kiến nghị trong công tác thi hành án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 102)

6. Cơ cấu của luận văn

3.2. Kiến nghị trong công tác thi hành án

Pháp luật về thi hành án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thi hành các bản án, quyết định của Toà án và trọng tài nhằm thực hiện các phán quyết, quyết định của các cơ quan; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các

bên và vì vậy, thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại phát triển..

Xét xử là một giai đoạn quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Nhưng nếu bản án, quyết định của Tòa án không được đưa ra thi hành trên thực tế thì quyền lợi của đương sự cũng không được bảo đảm. Hoạt động thi hành án có hiệu quả là sự thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, của bản án, quyết định của Toà án nhân danh Nhà nước. Chính vì vậy, hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng là hoạt động không thể thiếu nhằm biến kết quả hoạt động của các cơ quan tố tụng trước đó trở thành hiện thực, trả lại sự công bằng của pháp luật. Nhưng làm thế nào để công tác thi hành án được nhanh chóng, thuận lợi thì đó là một vướng mắc trong hoạt động tư pháp.

Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Một trong những mục tiêu quan trọng, cụ thể được đặt ra trong Nghị quyết, đó chính là việc kiện toàn, đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành án.

1. Trước tiên, theo chúng tôi phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành án như: cấp kinh phí, phương tiện hoạt động. Ngoài ra, phải có những văn bản hướng dẫn các biện pháp cụ thể để công tác thi hành án được nhanh chóng, thuận tiện. Hiện nay, vấn đề thi hành án nhất là thi hành án dân sự rất khó khăn, phức tạp. Nhiều trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực đưa ra thi hành gặp phải những cản trở, vướng mắc như người phải thi hành án khong chịu thi hành án hay người phải thi hành án không có điều kiện để thi hành án… Trong những trường hợp này thì chấp hành viên chưa đưa ra được đường lối giải quyết đúng đắn. Do đó, cần có những quy định cụ thể về những trường hợp này.

2. Trong thực tiễn, có trường hợp người phải thi hành cư trú ở địa phương này nhưng tài sản để thi hành án lại nằm ở địa phương khác. Vì vậy, Cơ quan thi hành án các cấp, các địa phương cần phối hợp, hỗ trợ cho nhau.

3. Để công tác thi hành án được thuận tiện thì ngoài việc các cơ quan thi hành án phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau cần phải xã hội hóa hoạt động thi hành án, coi thi hành án không chỉ là nhiệm vụ của Cơ quan thi hành án, người phải thi hành án mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Và nhất là, người được thi hành án cần chủ động tham gia vào quá trình này.

4. Bên cạnh đó, phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ của chấp hành viên - lực lượng quan trọng, chủ chốt trong quá trình thi hành án.

5. Pháp lệnh thi hành án năm 2004 quy định: người được thi hành án, người phải thi hành án chỉ được thực hiện quyền yêu cầu thi hành án trong một thời hạn nhất định (ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án có giá trị lớn như quyền sử dụng đất. Mặt khác, quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án không phù hợp với quy định về thời hiệu xác lập quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự và cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế [14, tr.30]. Bởi vậy, cần sửa đổi quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án theo hướng kéo dài thời gian hơn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)