6. Cơ cấu của luận văn
1.2. Quyền sử dụng đất trong quan hệ hôn nhân
Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu đất đai. Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp năm 1992 và Điều 5 Luật Đất đai năm 2003). Khi phân tích quyền sở hữu đất đai, chúng ta thấy với tư cách là chủ sở hữu đại diện, Nhà nước có đầy đủ các quyền chiềm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Trong các quyền năng đó quyền sử dụng là có ý nghĩa thực tế lớn nhất, trực tiếp đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Nhưng Nhà nước không phải là chủ thể trực tiếp sử dụng đất mà gián tiếp sử dụng thông qua các tổ chức, cá nhân bằng cách giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất của những người sử dụng đất ổn định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền sử dụng là quyền “khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.(Điều 192). Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật
Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu đất đai. Thông qua giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước trao cho người nhận đất các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có sự phân biệt theo loại đất, theo đối tượng sử dụng, theo hình thức giao đất hoặc thuê đất. Quyền sử dụng đất có sự khác nhau về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng đất, như quyền sử dụng đất nông nghiệp khác với quyền sử dụng đất ở; quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khác với quyền sử dụng đất của tổ chức. Quyền sử dụng đất là một quyền dân sự, theo đó người sử dụng được quyền khai thác công dụng, các thuộc tính có lợi từ đất nhằm mang lại lợi ích cho mình.
Ở nước ta các tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu đất nhưng được Nhà nước trao cho quyền sử dụng đất. Đây là một quyền năng đặc biệt không giống với quyền sử dụng bất kỳ một tài sản nào khác. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất. Hay nói cách khác quyền sử dụng đất đã tách khỏi quyền sở hữu đất đai, được chủ sở hữu đất chuyển cho người sử dụng đất thực hiện và trở thành một loại quyền tài sản của người sử dụng đất. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song quyền sử dụng đất lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức. Người sử dụng đất không chỉ được khai thác các lợi ích từ đất một cách ổn định, lâu dài mà họ còn được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các giao dịch dân sự và kinh tế có liên quan đến đất đai. Có thể nói, Nhà nước đã trao cho người sử dụng đất quyền định đoạt số phận pháp lý của thửa đất mà mình được sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định, nhờ đó người sử dụng đất ngoài việc khai thác, sử dụng đất còn có thể chủ động thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho người khác khi không có nhu cầu hoặc điều kiện sử dụng. Nhà nước đã trao cho người sử dụng đất nhiều quyền năng gần giống với quyền sở hữu đất để họ có thể độc lập, chủ động quyết định việc sử dụng đất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chính họ, cho Nhà nước và cho xã hội.
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều khẳng định cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, không thể đồng nhất quyền sở hữu đất đai với quyền sử dụng đất bởi chúng có sự khác nhau cả về nội dung, ý nghĩa cụ thể.
Dựa trên những quy định của pháp luật đất đai hiện hành cùng với những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000, ta có thể nhận thấy rằng, vợ, chồng có thể là một trong số những chủ thể được Nhà nước trao cho quyền sử dụng đất và song song với nó là việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chính vì vậy, quyền sử dụng đất với tư cách là một quyền tài sản có thể là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.