6. Cơ cấu của luận văn
2.5.3.2. Những vướng mắc, bất cập thường gặp của Toà án trong
tiễn giải quyết tranh chấp
Pháp luật hôn nhân và gia đình đã có những quy định về căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và nhất là đã quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng đang còn nhiều vấn đề bất cập.
Chúng ta đã biết rằng, gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, bình đẳng với tình yêu chân chính nhằm xây dựng cuộc sống hạnh phúc, bền vững, cùng nhau nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Do vậy, ít có cặp vợ chồng nào phân biệt rạch ròi đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Trên thực tế, vợ chồng thường coi tài sản riêng như là tài sản chung, có thể sử dụng vào nhu cầu, lợi ích chung của gia đình, thậm chí họ còn có thể sử dụng vì nhu cầu riêng của mình. Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên thường được đưa vào sử dụng chung, phục vụ lợi ích chung của gia đình. Chính vì thế, việc phân định ranh giới giữa việc "nhập" hay "không
nhập" quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào khối
tài sản chung là rất khó khăn. Hơn nữa, lại không rõ ràng, bởi vì thông thường vợ chồng không nói là "có nhập" hay "không nhập", lại càng ít có cặp vợ chồng nào lập thành văn bản để ghi nhận.
Có lẽ, họ xuất phát từ suy nghĩ: nếu phân định rõ ràng và lập thành văn bản xác nhận việc "nhập" hay "không nhập" quyền sử dụng đất là tài sản riêng vào khối tài sản chung sẽ tạo ra "hố" ngăn cách quan hệ vợ chồng và khi đó, quan hệ vợ chồng cũng giống như một hợp đồng dân sự. Do đó, khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, Toà án gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định đó là tài sản chung hay chỉ là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Kha và chị Lê Thị Liên kết hôn từ năm 1978. Năm 2005, vợ chồng thuận tình ly hôn. Những quan hệ về nhân thân anh chị
thoả thuận được, còn quan hệ về tài sản, một phần anh chị cũng thống nhất được nhưng duy nhất là đất đai thì tranh chấp gay gắt. Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều quyết định: anh Kha được chia 1/2 mẫu đất thổ cư và hơn 3 công đất ruộng, chị Liên được chia hơn 1 mẫu đất thổ cư và 6 công đất ruộng. Mới nghe qua thì tưởng là công bằng, chị Liên có lợi hơn. Nhưng sau đó, chị Liên làm đơn xin xét xử giám đốc thẩm vì chị cho rằng phần đất thổ cư và ruộng là tài sản riêng của chị do chị được hưởng thừa kế của cha mẹ trước khi kết hôn, nên không thể nhập vào tài sản chung để chia.
Căn cứ để TAND huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ xem đây là tài sản chung để chia khi vợ chồng ly hôn là sổ đăng ký quyền sử dụng đất do UBND huyện Hạ Hoà cấp ngày 15/7/1993 do anh Kha đứng tên, tức là hai bên đã đồng tình nhập phần đất này vào khối tài sản chung.
Theo lời khai của chị Liên thì việc anh Kha đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ghi tên chủ hộ chứ không phải do ý muốn của chị. Ông phó chủ tịch xã Liên Phương cũng có văn bản xác nhận "Quá trình chung sống vợ chồng, Kha đứng tên chủ hộ gia đình, do vậy chính quyền địa phương xã chúng tôi ghi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không phải Lê Thị Liên nhập đất này thành tài sản chung với Kha".
Vậy trong vụ án trên, để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, Toà án cần xem xét kỹ các chứng cứ, tài liệu liên quan để có đường lối giải quyết đúng đắn nhất.
Trong quá trình chung sống, vợ chồng đều phải có trách nhiệm thu vén các công việc trong đời sống hàng ngày, phải bảo quản, duy trì, tu bổ nhà ở, đất đai (quyền sử dụng đất) bất kể thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng. Đến khi vợ chồng có mâu thuẫn, lục đục rồi dẫn đến ly hôn thì việc xác định công sức nhiều khi chưa thoả đáng, hơn nữa, việc xác định công sức của vợ, chồng đối với tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất là rất khó bởi vì ít thấy có cặp vợ chồng ghi nhận công sức đóng góp bằng một chứng từ nào đó.
Ví dụ: Ông Vũ Đức Hạnh và bà Hoàng Thị Phượng kết hôn năm 1989. Năm 2006, hai vợ chồng thuận tình ly hôn.
- Theo bà Phượng trình bày: Từ năm 2000 giữa hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, do ông Hạnh xúc phạm tôi nên năm 2003 tôi về nhà mẹ đẻ để ở hai tháng, khi ông Hạnh xin lỗi tôi đã quay về ở, đến tháng 8/2004 tôi về nhà mẹ đẻ ở cho đến nay. Nay tôi xin được ly hôn với ông Hạnh.
* Về nhà:
+ Nhà 442 Bạch Đằng: Tôi và ông Hạnh mua năm 1990 có diện tích 94.7m2 với giá 40 triệu đồng, tôi góp 16 triệu đồng, ông Hạnh góp 24 triệu đồng. Năm 1995 chúng tôi xây dựng bên trong thành nhà hai tầng, năm 2002 chúng tôi xây dựng bên ngoài thành nhà một tầng mái bằng. Tổng giá trị nhà đất là 2.953.159.000đ.
+ Mảnh đất ở 82 C Bạch Đằng là của chồng cũ tôi để lại, đây là tài sản riêng của tôi, ông Hạnh không có công sức đóng góp gì.
+ Nhà đất tại xóm Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội là đất nông nghiệp của mẹ tôi được hợp tác xã phân, mẹ tôi không cho tôi. Tôi và ông Hạnh không có công sức đóng góp đối với nhà đất này.
- Theo ông Hạnh trình bày: Tôi và bà Phượng lấy nhau khi đã ky hôn vợ và chồng. Quá trình chung sống vợ chồng không có mâu thuẫn gì, chỉ vì tôi có con riêng nên phải lo lắng cho con, bà Phượng không có con riêng nên bà Phượng suy nghĩ và tự bỏ về nhà mẹ đẻ từ tháng 8/2004 đến nay. Vì vợ chồng sống ly thân đã lâu nên tôi đồng ý ly hôn.
* Về nhà:
+ Nhà 442 Bạch Đằng: Tiền mua nhà và tiền xây dựng nhà tại 442 Bạch Đằng là tôi mua bằng tiền tôi có trước khi cưới bà Phượng nên diện tích nhà đất này là tài sản của riêng tôi.
+ Mảnh đất 82 C Bạch Đằng nguyên là của chồng bà Phượng để lại, nhưng tôi và bà Phượng có công đổ đất, cơi nới, như vậy đó là tài sản chung
của tôi và bà Phượng, tôi đề nghị chia đôi mảnh đất trên.
+ Căn nhà xây mới ở xóm Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội là đất của mẹ bà Phượng cho còn tiền của tôi và bà Phượng dành dụm được bà Phượng đem xây nhà, hiện nhà này là nhà ba tầng có diện tích mặt bằng là 29m2, tổng giá trị nhà đất là 162.005.800đ, tôi đề nghị chia đôi căn nhà này.
- Cụ Nguyễn Thị Chít (mẹ bà Phượng) trình bày: Tôi có chia cho các con đất 5% nhưng căn nhà hiện nay tôi xây trên đất canh tác nông nghiệp mà hợp tác xã phân cho tôi, tiền xây dựng là của tôi nên không thể đem chia cho vợ chồng anh chị Phượng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2006/DS-ST ngày 14/9/2006, Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã xử:
Về nhà đất:
Bác yêu cầu của ông Hạnh đưa nhà ở Xóm Cầu, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội và nhà 82 C Bạch Đằng vào tài sản chung của vợ chồng.
Nhà 442 Bạch Đằng là nhà có công sức của ông Hạnh và bà Phượng.
Ông Hạnh có 3/5 công sức với đất và 1/2 công sức xây dựng nhà.
Trị giá là 1.760.709.500đ
` Bà Phượng có công sức 2/5 với giá đất và 1/2 giá trị nhà là 1.192.449.500đ
Chia cụ thể cho ông bà sử dụng:
- Bà Phượng sử dụng: 1 phòng mái bằng giáp mặt đường có S=30,45m2 và tầng 2 lối đi S=13,96m2. Trị giá=1.069.916.000đ
- Ông Hạnh sử dụng: Sân có S=13,44m2. Nhà hai tầng diện tích tầng 1 là 36,86m2. Tầng 1 lối đi S=13,96m2. Trị giá bằng 1.883.243.000đ.
122.533.500đ
Hai bên tự ra cơ quan quản lý nhà làm thủ tục giấy tờ nhà.
Ông Vũ Đức Hạnh kháng cáo yêu cầu Toà án xác định diện tích nhà đất tại 442 Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là tài sản riêng của ông. Ngoài ra ông Hạnh còn yêu cầu chia 14m2 đất tại số 82 C Bạch Đằng do ông lấn chiếm và diện tích nhà đất tại Xóm Cầu, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội vì diện tích đất này cụ Chít đã cho bà Phượng vợ ông và bà Phượng đã dùng tiền chung của hai vợ chồng để xây nhà.
Xêt yêu cầu kháng cáo của các đương sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy:
Đối với diện tích đất 29,45m2 đất tại 82 C Bạch Đằng theo cung cấp của UBND phường Chương Dương thì thửa đất trên hiện nay không còn nhà cửa hoặc công trình xây dựng gì và không thể hiện giấy tờ hợp pháp thuộc quyền sử dụng của cơ quan hay cá nhân nào. Đến nay ông Hạnh cũng không có bất cứ một giấy tờ tài liệu gì về thửa đất này nên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Hạnh về việc chia thửa đất trên.
Đối với diện tích nhà đất tại Xóm Cầu, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Xét thấy, đây là đất nông nghiệp do Hợp tác xã phân cho cụ Chít là mẹ bà Phượng chứ không phải là đất thuộc quyền sử dụng của bà Phượng hay ông Hạnh và hiện nay toàn bộ thửa đất vẫn đứng tên cụ Chít và việc xây dựng nhà trên thửa đất trên là xây dựng trái phép. Tại phiên toà phúc thẩm, ông Hạnh cũng xác nhận là hiện nay ông không có bất cứ giấy tờ gì về thửa đất trên và ông cũng không có tài liệu nào để chứng minh ông và bà Phượng có đóng góp tiền bạc hoặc công sức vào việc xây nhà trên đất. Ông Hạnh có xuất trình một bant phôtô giấy phân chia đất trong đó có nội dung vợ chồng cụ Chít chia cho bà Phượng 100m2 đất nằm trong thửa ruộng đất phần trăm diện tích là 412m2. Về phía cụ Chít và bà Phượng không thừa nhận giấy
phân chia đất do ông Hạnh xuất trình, Toà án đã yêu cầu ông Hạnh xuất trình bản chính nhưng ông Hạnh không có bản chính để xuất trình cho Toà án. Mặt khác theo giấy phân chia đất do ông Hạnh xuất trình thì vợ chồng cụ Chít cũng chỉ chia riêng cho bà Phượng 100m2 đất nằm trong thửa ruộng đất phần trăm diện tích là 412m2 nhưng cũng không xác định 100m2 đất đó nằm ở vị trí nào và kích thước các chiều. Do đó không có cơ sở để xác định diện tích nhà đất trên là tài sản chung của ông Hạnh và bà Phượng.
Đối với diện tích nhà đất tại 442 Bạch Đằng, theo ông Hạnh thì nhà đất này do ông bỏ tiền ra mua và xây dựng, bà Phượng thì cho rằng khi mua nhà đất hết 40.000.000đ trong đó bà có đóng góp 16.000.000đ và quá trình ở vợ chồng đã bỏ tiền ra để xây dựng lại nhà như hiện nay. Xét thấy, diện tích nhà đất này được mua và xây dựng trong thời kỳ hôn nhân và sau khi mua vợ chồng ông Hạnh, bà Phượng đã xxây dựng nhà để ở cho đến tháng 8/2004 do mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng thì bà Phượng mới về nhà ở nhà mẹ đẻ tại Định Công. Diện tích nhà đất nói trên từ khi mua cho đến nay chỉ có hai vợ chồng bà Phượng sử dụng, ông Hạnh không xuất trình được giấy tờ tài liệu nào để chứng minh đây là tài sản riêng của ông. Do đó bản án sơ thẩm xác định đây là tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn là phù hợp với pháp luật nên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Hạnh cho rằng diện tích nhà đất này là tài sản riêng của ông.
Khi Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét đến công sức đóng góp của hai bên vào khối tài sản chung để chia cho ông Hạnh được hưởng 3/5 và bà Phượng được hưởng 2/5 giá trị quyền sử dụng đất và chia nhà ở cho cả hai bên để đảm bảo chỗ ở cho ông Hạnh và bà Phượng sau khi ly hôn là có căn cứ nên cần giữ nguyên việc phân chia nhà đất của bản án sơ thẩm.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 138/2006/HNGĐ-PT ngày 29/12/2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử:
Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có tổng trị giá 2.953.159.000đ là tài sản chung của vợ chồng ông Vũ Đức Hạnh và bà Hoàng Thị Phượng. Chia bằng giá trị cho ông Hạnh và bà Phượng được hưởng như sau:
Ông Hạnh được hưởng 3/5 giá trị quyền sử dụng đất và 1/2 giá trị xây dựng các công trình trên đất, tổng cộng là 1.760.709.500đ
Bà Phượng được hưởng 2/5 giá trị quyền sử dụng đất và 1/2 giá trị xây dựng các công trình trên đất, tổng cộng là 1.192.449.500đ
Chia nhà đất tại 442 Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà nội cụ thể như sau:
- Chia cho bà Hoàng Thị Phượng được sở hữu và sử dụng 1 phòng mái bằng giáp mặt đường có S=30,45m2 và phần tầng 2 của lối đi S=13,96m2. Trị giá=1.069.916.000đ
- Chia cho ông Vũ Đức Hạnh được sở hữu và sử dụng phần diện tích nhà đất còn lại gồm: Lối đi tầng 1 có S=13,96m2, sân trước mặt nhà mái bằng hai tầng có S=13,44m2. Nhà hai tầng mái bằng diện tích là 27,78m2, khu bếp và cầu thang lên tầng 2 diện tích 7,18m2, tổng cộng phần nhà đất ông Hạnh được chia trị giá bằng
1.883.243.000đ.
Ông Hạnh phải thanh toán trả cho bà Phượng 122.533.500đ tiền chênh lệch về tài sản
Ông Hạnh và bà Phượng phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký kê khai đối với phần nhà đất của mình được chia theo quy định của pháp luật và phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diện tích nhà đất nói trên.
Theo chúng tôi, việc Toà án phân chia như vậy là hợp tình, hợp lý, đảm bảo chỗ ở sau khi ly hôn và đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên.
trợ mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng ít và không thường xuyên thì việc xác định công sức càng khó khăn hơn. Bởi lẽ đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đã ghi nhận “Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập ” và cũng chính từ đó mà hiện nay xảy ra nhiều vụ ly hôn
mang mục đích trục lợi cá nhân là: để được chia tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, các chủ sở hữu thường phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Cụ thể: Nhà đất không thuộc sở hữu chủ (người có quyền sử dụng đất) đăng ký tài sản riêng khi ly hôn, một bên vợ hoặc chồng cứ dựa vào đó để đòi chia nhà đất, cho rằng nhà đất đó là tài sản chung của vợ chồng nên phải chia nhà đất theo công sức đóng góp. Đương nhiên bên kia phải miễn cưỡng đồng ý vì không thể đưa ra được chứng cứ nào để chứng minh quyền sở hữu của mình về nhà đất.
Ví dụ: Chị T kết hôn với anh K - một thanh niên mà trình độ văn hoá chỉ mới lớp 10. Chị T đã tần tảo, động viên chồng ăn học. Được vợ lo toan đầy đủ, K chỉ việc học và ăn chơi. Sau khi tốt nghiệp bổ túc văn hoá, thi vào một