6. Cơ cấu của luận văn
2.5.2. Những thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn giải quyết
về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn là rất phức tạp. Toà án phải xác định nhiều loại quan hệ cũng như phải thu thập, điều tra, đánh giá chính xác chứng cứ, tài liệu… liên quan tới quyền sử dụng đất để có thể đưa ra được cách thức, biện pháp giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết tranh chấp này, Toà án cũng có một số thuận lợi nhất định như:
Hiện nay, có nhiều văn bản pháp luật quy định làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản… nhất là Luật HN &GĐ cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Sự ra đời của Luật HN &GĐ năm 2000 đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể về đường lối giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhất là đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất. Với những quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, đường lối giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng một số loại đất của vợ chồng khi ly hôn đã giúp Toà án giải quyết được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hàng năm ngành Toà án thông qua báo cáo tổng kết công tác của ngành có hướng dẫn đường lối giải quyết cụ thể đã tháo gỡ được một số vướng mắc, khó khăn trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, giúp cho các thẩm phán chủ động hơn khi xét xử.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, bên cạnh những thuận lợi kể trên, Toà án cũng gặp phải không ít những khó khăn như:
nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau khi ly hôn của các bên. Khi còn tình cảm thì họ sống hoà thuận, hết lòng với nhau, không phân bịêt đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng nhưng khi ly hôn thì hàng loạt những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh. Có những mâu thuẫn, bất đồng mà họ không thể tự hoà giải với nhau mà phải cần đến sự can thiệp, giúp đỡ của Toà án như tranh chấp về quyền sử dụng đất, nhà ở… Vì đây là những tài sản có giá trị lớn, có ý nghĩa sống còn đối với vợ chồng sau khi ly hôn.
Một trong những khó khăn mà Toà án các cấp thường gặp phải là ý thức pháp luật của người dân chưa cao biểu hiện ở việc: khi có bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án thì cho rằng Toà xử sai hay giải quyết chưa thoả đáng, ảnh hưởng đến lợi ích của mình nên thường làm đơn kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm. Nếu bản án, quyết định phúc thẩm có lợi hơn cho mình thì càng tốt, còn nếu y án sơ thẩm thì cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Chính lối tư duy sai lệch đó đã làm cho việc giải quyết tranh chấp càng khó khăn, phức tạp hơn, một vụ án phải qua nhiều cấp xét xử mất thời gian cho cả đương sự và thẩm phán.
Đặc biệt, trong một số trường hợp cá biệt như: quyền sử dụng đất là tài sản riêng, nhưng nhà ở là tài sản chung của vợ chồng hay quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng nhà ở lại là tài sản riêng của vợ, chồng…thì Toà án gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp.