7. Bố cục của luận văn
3.2.3. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo
hộ nông dân trên địa bàn huyện
3.2.3.1. Tổng hợp những nguyên nhân đói nghèo của hộ
Để xác định đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân huyện Hàm Yên, chúng tôi tiến hành khảo sát và đưa ra 10 nguyên nhân cho hộ lựa chọn. Kết quả về nguyên nhân nghèo đói được thể hiện thông qua bảng 3.14 dưới đây.
Để đưa ra được những giải pháp xoá đói giảm nghèo, thì trước tiên phải đưa ra được đâu là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghèo đói của hộ. Việc không xác định được những nguyên nhân hay xác định những nguyên nhân không gắn với thực tế có thể làm giảm hiệu quả của của các giải pháp xoá đói giảm nghèo, thậm chí những giải pháp này sẽ không phát huy được tác dụng mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hộ hoặc địa phương. Do vậy, qua bảng câu hỏi điều tra đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo cho hộ hoặc địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.14: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra năm 2013
STT Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Số lần lựa
chọn % lựa chọn
Tổng số hộ tham gia trả lời 150
1 Thiếu vốn 137 91,33
2 Thiếu hiểu biết trong sản xuất 128 85,33
3 Thiếu đất canh tác 115 76,67
4 Không có việc làm ngoài nông nghiệp 105 70,00 5 Có người nghiện rượu không làm việc 83 55,33
6 Thiếu lao động lúc thời vụ 85 56,67
7 Chất lượng đất kém 70 46,67
8 Thiên tai, rủi ro 65 43,33
9 Gia đình có người nghiện ma tuý 21 14,00
10 Gia đình có người hay cờ bạc 38 25,33
11 Nguyên ngân khác 45 30,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Với kết quả khảo sát như sau: Nguyên nhân được nhiều hộ gia đình lựa chọn nhất với 137 hộ lựa chọn, coi như đây là nguyên nhân quan trong nhất dẫn đến đói nghèo của hộ chính là yếu tố vốn đầu tư cho sản xuất. Thực tế, với nền sản xuất tự cung tự cấp là chính như hiện nay đã dẫn đến nguồn thu nhập của hộ không cao, điều này đồng nghĩa với việc gia đình không có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, cũng như để đầu tư cho sản xuất và đời sống. Khi không có vốn người nông dân không có nhiều lựa chọn để quyết định xem sản xuất cái gì sẽ đem lại hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, bởi việc lựa chọn sản xuất cái gì cho hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào giống, công nghệ, cơ sở hạ tầng, phương thức canh tác, mức đầu tư về phân bón, thức ăn... Hơn nữa với những hộ nghèo, do không có vốn dẫn đến họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không dám mạo hiểm trong việc đầu tư sản xuất, điều này càng làm cho hộ không có cơ hội tạo ra thu nhập để thoát nghèo. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất hiện đang là vấn đề của nhiều hộ gia đình, song với những chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay vấn đề vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã phần nào được giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội và các hệ thống tín dụng khác. Vấn đề cốt lõi ở đây là cần phải kiểm tra, giám sát công tác giải ngân của các hệ thống tín dụng trên xem đã đúng đối tượng cho vay vốn hay chưa và việc sử dụng vốn như thế nào, có đúng mục đích và hiệu quả.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến nghèo đói cho nhóm hộ điều tra là thiếu hiểu biết trong sản xuất với 128 hộ nông dân lựa chọn, có thể nói thiếu hiểu biết hay thiếu kinh nghiệm rong sản xuất đã có tác động lớn tới kết quả sản xuất của hộ. Khi không có kinh nghiệm hay không có kiến thức trong sản xuất và quản lý gia đình, chủ hộ thường không dám quyết định thay đổi phương thức sản xuất để có hiệu quả tốt hơn hoặc nếu có thay đổi thì cơ hội thành công cũng không cao. Đặc biệt trong điều kiện người dân áp dụng những phương thức sản xuất mới, giống mới vào sản xuất, nếu thất bại sẽ gây ra hậu quả lớn vì họ không còn vốn và khả năng để đầu tư lại từ đầu. Bên cạnh đó việc thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý còn làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn để tăng thu nhập và thoát nghèo. Chính vì vậy để khắc phục nguyên nhân này, các cấp chính quyền địa phương cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ bến và tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho người dân.
Nguyên nhân thứ ba dẫn đến nghèo đói cho nhóm hộ điều tra là nguồn lực đất đai với 115 hộ coi đây là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ hoặc địa phương. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu để sản xuất nông nghiệp. Với một cơ cấu kinh tế vẫn còn mang nặng tính chất thuần nông như huyện Hàm Yên, đất đai là một yếu tố cần thiết để phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, huyện Hàm Yên là huyện vùng cao với phần lớn diện tích đất là diện tích đất lâm nghiệp, đồi núi ... diện tích đất bằng để sản xuất lương thực lại rất ít. Chính việc không có đất sản xuất đã hạn chế nguồn thu của các hộ nghèo. Đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi của các hộ chưa phát triển và các ngành nghề phụ trong nông thôn chưa được phát triển nhiều. Vì vậy thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân cũng như khắc phục nguyên nhân này chúng ta cần phải thúc đẩy việc tăng hiệu quả từ đất đó là việc kết hợp các yếu tố như giống mới, công nghệ mới ... Mặt khác, phải phát huy lợi thế về sản xuất lâm nghiệp từ diện tích rừng lớn, gắn việc phát triển kinh tế gia đình với đồi rừng. Đồng thời cần phải có những chính sách thúc đẩy ngành nghề phụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, vừa giải quyết được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân, nhất là những hộ nghèo.
Nguyên nhân thứ tư được nhóm hộ lựa chọn là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là thiếu việc làm ngoài nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát có đến 105 số hộ lựa chon nguyên nhân này. Điều này rất phù hợp với đặc điểm của huyện Hàm Yên, nơi hầu hết nguồn thu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đó nguồn đất phục vụ sản xuất nông nghiệp lại có hạn. Do vậy để giải quyết được vấn đề đói nghèo, cũng như tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cần phải tạo ra việc làm trong nông thôn bằng việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ khác như xây dựng, cơ khí ... để tận dụng lao động những lúc nông nhàn và tăng thu nhập cho người dân.
Có người nghiện rượu không làm việc: Với 83 hộ lựa chọn nguyên nhân này, điều này cũng đã phản ánh rõ thực tế việc thiếu đất canh tác, thiếu việc làm đã gây ra tình lười nhác, thường xuyên uống rượu tại nông thôn huyện Hàm Yên, mà chủ yếu là ở nam giới. Việc lao động chính trong gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đình nghiện rượu đã tác động không nhỏ tới nguồn thu của hộ nó kéo theo chi phí của hộ về đời sống và y tế cũng tăng lên. Để giải quyết tình trạng này cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sức khoẻ, cũng như tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho người dân.
Ngoài những nguyên nhân ở trên địa phương còn có những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ như: Thiếu lao động lúc thời vụ, gia đình có người nghiện ma tuý hay cờ bạc ...
3.2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân a. Đất đai trong sản xuất và thu nhập của hộ
Bảng 3.15: Tình hình đất đai phục vụ sản xuất của hộ
ĐVT: ha/hộ Loại đất Nhóm hộ Nghèo Trung bình Khá Diện tích đất bằng 0,18 0,22 0,24 - Diện tích tưới 1 vụ 0,08 0,08 0,07 - Diện tích tưới 2 vụ 0,10 0,14 0,17 Diện tích đất dốc 0,27 1,02 1,31 Diện tích đất rừng 1,58 2,18 1,46
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và rất quan trọng đối với người nông dân. Chất lượng đất và diện tích đất có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập cho hộ gia đình nông dân. Đối với người dân huyện vùng cao Hàm Yên, một địa phương có diện tích tự nhiên rộng, tuy nhiên diện tích đất có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp lại không nhiều, trong khi đó thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh diện tích đất có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất dốc, đất rừng lại chiếm tỷ lệ lớn nhưng giá trị kinh tế của những loại đất này đem lại không cao, khả năng canh tác thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Điều này cho thấy, diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người nông dân.
Diện tích đất bằng của nhóm hộ nghèo chỉ đạt bình quân 0,18 ha/hộ, trong khi đó của nhóm hộ trung bình là 0,22 ha/hộ và nhóm hộ khá đạt 0,24 ha/hộ. Diện tích đất tưới tiêu 2 vụ của nhóm hộ nghèo đạt bình quân 0,1 ha/hộ, của nhóm hộ trung bình là 0,14 ha/hộ và của nhóm hộ khá là 0,17 ha/hộ. Như vậy ta thấy nếu hộ nào có diện tích đất bằng nhiều hơn, cụ thể ở đây là diện tích đất có thể tưới tiêu 2 vụ nhiều hơn thì hộ đó có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tuy nhiên đất đai không thể sinh ra thêm, do vậy từ vấn đề này giải pháp đưa ra để phát triển sản xuất của người dân là làm thế nào để sử dụng hiệu quả diện tích đất đang có, nâng cao năng suất đất đai, năng suất lao động để từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.
b.Tình hình vốn của chủ hộ Bảng 3.16: Tình hình vốn và vốn vay của hộ Nhóm hộ Số hộ Vốn vay của hộ Tổng vốn Tiết kiệm tiền mặt Vốn vay 1.000 đ Số tiền (1.000 đ) % số hộ Số tiền (1.000 đ) % số hộ Nhóm hộ nghèo 66 3.658,7 6,51 3.706,8 42,7 7.365,5 Nhóm hộ trung bình 51 5.671,2 26,08 4.895,6 38,1 10.566,8 Nhóm hộ khá 33 9.415,3 37,94 4.972,5 42,6 14.387,8
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Vốn cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng trong bất cứ ngành sản xuất nào, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Vốn được hình thành từ các khoản tiết kiệm của hộ được dùng để đầu tư vào sản xuất và các khoản vốn vay khác từ bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua nghiên cứu cho thấy nhóm hộ nghèo có mức tiết kiệm bình quân trên số hộ có tiết kiệm là 3.658.700 đồng/hộ, chiếm 6,51% số hộ; nhóm hộ trung bình có mức tiết kiệm đạt 5.671.200 đồng/hộ, chiếm 26,08% số hộ; nhóm hộ khá có mức tiết kiệm đạt 9.415.300 đồng/hộ, chiếm 37,94% số hộ. Như vậy tiết kiệm tiền mặt đóng vai trò quan trọng đối với các hộ gia đình, một mặt nó thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trong năm trước, mặt khác nó thể hiện khả năng quay vòng của vốn cũng như khả năng đầu tư của hộ. Những hộ có thu nhập cao càng có khả năng tích luỹ để đầu tư tái sản xuất, hộ đó càng có cơ hội để tạo ra thu nhập.
Đối với nguồn vốn vay của hộ, không có sự tách biệt quá nhiều giữa các nhóm hộ. Điều này được giải thích bằng khả năng cung cấp vốn của các tổ chức tín dụng ở địa phương (Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội....) đã hoạt động khá hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu về vốn của tất cả các đối tượng có nhu cầu. Tình hình vốn vay của các nhóm hộ được thể hiện như sau: Nhóm hộ nghèo có mức vốn vay bình quân đạt 3.706.800 đồng/hộ và có 42,7% số hộ vay vốn; nhóm hộ trung bình có mức vốn vay bình quân đạt 4.895.600 đồng/hộ với 38,1% số hộ vay và nhóm hộ khá có mức vay bình quân là 4.972.500 đồng/hộ với 42,6% số hộ vay vốn.
Các nhóm hộ khác nhau có mức huy động vốn khác nhau rõ rệt. Nhóm hộ nghèo có mức huy động vốn bình quân đạt 7.365.500 đồng/hộ, nhóm hộ trung bình có mức huy động vốn bình quân là 10.566.800 đồng/hộ và mức huy động vốn của nhóm hộ khá là 14.387.800 đồng/hộ. Điều này chứng tỏ vốn đã đóng góp vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Nhóm hộ nào có nhiều vốn hơn thì khả năng tạo ra thu nhập bình quân trên đầu người cũng cao hơn. Do vậy, để giúp người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo thì vốn được coi là giải pháp quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Bảng 3.17: Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của nhóm hộ điều tra
Nhóm hộ Số hộ TĐVH chủ hộ Tham gia các dịch vụ Khuyến nông Lớp Số hộ % Số hộ Nhóm hộ nghèo 66 7,3 38 57,58 Nhóm hộ trung bình 51 9,1 39 76,47 Nhóm hộ khá 33 10,5 25 75,76
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình được nghiên cứu dựa trên hai khía cạnh là trình độ học vấn của chủ hộ và việc tham gia các chương trình khuyến nông của chủ hộ.
Các nhóm hộ khác nhau thì trình độ văn hoá của các nhóm hộ cũng khác nhau. Cụ thể trình độ văn hoá của chủ hộ nhóm hộ nghèo bình quân ở lớp 7,3; nhóm hộ trung bình là lớp 9,1 và nhóm hộ khá là lớp 10,5. Như vậy, việc được học lên cao hơn đã tác động đến nhận thức của các chủ gia đình về khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý gia đình và những quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của gia đình. Các hộ nghèo hầu hết các chủ hộ không được học hành đến nơi đến chốn, chính điều đó đã hạn chế nhận thức của chủ hộ gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia đình.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh còn được nâng lên thông qua việc tham gia các lớp học khuyến nông như: tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, khuyến cáo về thời tiết, tình hình sâu bệnh và cách phòng tránh, chuyển giao các giống mới. Nhóm hộ nghèo có 38 hộ được tham gia các chương trình khuyến nông đạt 57,58% số hộ; nhóm hộ trung bình có 39 hộ, chiếm 76,47% và nhóm hộ khá có 25 hộ, chiếm 75,76% số hộ. Có thể nói công tác khuyến nông của địa phương đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp của địa phương,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các thành phần từ hộ giàu đến hộ nghèo đều được hưởng. Tuy nhiên, chính trình độ học vấn của chủ hộ đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức về các chương trình khuyến nông. Vì thế khuyến nông viên cần phải có những phương pháp tiếp cận phù hợp với từng loại đối tượng để đạt hiệu quả cao.
d. Tình hình lao động của hộ
Bảng 3.18: Lao động của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ
Nghèo Trung bình Khá
Tổng lao động LĐ 3,64 3,58 3,43