Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 51)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Hàm Yên

3.1.2.1. Điều kiện dân số và lao động của huyện Hàm Yên

Huyện Hàm Yên có 17 xã và 1 thị trấn, trải rộng diện tích trên 90.000 ha chủ yếu là đồi núi với dân số khoảng 120.000 người với nhiều dân tộc anh em. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điểm năm 2012, dân số huyện Hàm Yên là 111.808 người, mật độ dân số trung bình 124 người/km2

. Tổng số hộ toàn huyện là 28.110 hộ. Bình quân mỗi hộ có 3,9775 nhân khẩu.

Khu vực nông thôn có 102.497 nhân khẩu, chiếm 91,67% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 65.299 lao động, chiếm 63,7 % dân số nông thôn và 92,59% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 60.866 lao động, chiếm 86,3% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 2,41% và ngành dịch vụ chiếm 11,29% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Hàm Yên năm 2013

Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động Số lƣợng (Hộ) cấu (%) Số lƣợng (Khẩu) cấu (%) Số lƣợng (LĐ) cấu (%) Toàn huyện 28.110 100 111.808 100 70.528 100

1. Chia theo khu vực 28.110 100 111.808 100 70.528 100

- Khu vực thị trấn 2.867 11,2 9.311 8,33 5.229 7,41 - Khu vực nông thôn 25.243 89,8 102.497 91,67 65.299 92,59

2. Chia theo ngành 28.110 100 111.808 100 70.528 100

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 24.551 87,34 97.654 87,34 60.866 86,3 - Công nghiệp, xây dựng 692 2,46 2.750 2,46 1.699 2,41 - Thương nghiệp, dịch vụ 2.867 10,2 11.404 10,2 7.963 11,29

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hàm Yên) 3.1.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện Hàm Yên còn thấp kém. Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, chương trình 134, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hoá trường học …. nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều công trình hạ tầng cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Đường giao thông: Toàn Huyện Hàm Yên gồm 6 tuyến đường huyện, dài 57,2 km

Một số tuyến đường chính của huyện Hàm Yên như sau:

- Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.

- Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5 700 (thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm Yên), điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 61,5Km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tuyến ĐT.190: Điểm đầu Km 166 QL.2 (thuộc xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên), điểm cuối xã Thượng Giáp huyện Nà Hang, chiều dài: 116 km (không kể 35 km đi chung QL.279)

Các tuyến giao thông liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là các tuyến đường mòn, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.

Các tuyến giao thông này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên do địa hình vùng cao, cấp đường thấp nên mỗi lần mưa to đã gây hư hỏng nặng ở nhiều nơi nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trong huyện.

Hệ thống điện: Kể từ khi tiếp nhận mạng lưới điện nông thôn (năm 2009) đến nay, Điện lực Hàm Yên đã tập trung rà soát, phân loại, từng bước cải tạo, thay mới hệ thống lưới điện nông thôn, đảm bảo an toàn lưới điện cho nhân dân. Bên cạnh việc tập trung nguồn lực để thay mới, cải tạo hệ thống lưới điện hạ áp, Điện lực Hàm Yên cũng đã xử lý những vị trí có nguy cơ gây mất an toàn tại các đường dây do Điện lực quản lý; khắc phục, xử lý nhanh sự cố trong mùa mưa, bão; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn điện. Từ đầu mùa mưa, đơn vị đã thí nghiệm toàn bộ thiết bị, lập phương án phòng chống mưa bão trong đó chú trọng chuẩn bị mọi nguồn lực và con người, phối hợp chặt chẽ với các ban phòng chống lụt bão từ tỉnh, huyện và các ban ngành để có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Nhờ đó, cơn bão số 2, số 3 vừa qua không ảnh hưởng gì đến việc cung cấp điện lưới cho nhân dân. Tuy nhiên, toàn chi nhánh cũng không chủ quan vì đây mới chỉ là những cơn bão đầu mùa. Năm ngoái, hệ thống điện lưới toàn huyện đã bị thiệt hại gần 200 triệu đồng do cơn bão số 4, số 6, số 8 đổ bộ làm đứt dây, đổ cột điện tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, Điện lực Hàm Yên đang quản lý 134 trạm biến áp, 250 km đường dây trung thế và 500 km đường dây hạ thế. Toàn huyện hiện có 306/321 thôn bản có điện lưới quốc gia. Theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Hàm Yên phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ 100% thôn bản được sử dụng điện lưới quốc gia. Điện lực Hàm Yên đang cố gắng đầu tư phấn đấu góp phần hoàn thành tiêu chí này trước năm 2018.

Hệ thống thuỷ lợi: Được sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, huyện Hàm Yên đã đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đập thủy lợi Bản Nhạn, ở thôn 4 Mai Hồng, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên được xây dựng từ năm 2010 với diện tích hồ chứa nước trên 800m2, phục vụ tưới tiêu cho trên 20 ha lúa của bà con nông dân trong thôn. Mới qua 3 năm sử dụng, nhưng hệ thống hồ chứa nước này đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Nguyên nhân là do thân đập bị rạn nứt và rò rỉ nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con. Còn ở công trình Cây Trám, thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên. Hồ chứa được xây dựng từ năm 2008 với tổng số vốn đầu tư trên 40 triệu đồng, đảm bảo nguồn nước tưới cho 13,2 ha lúa 2 vụ của thôn. Nhưng cho đến nay, công trình không thể phát huy được tác dụng, bởi lẽ một phần thân đập đã bị mưa lũ làm vỡ, lượng nước suy giảm nên toàn bộ hệ thống kênh mương không thể dẫn nước vào ruộng phục vụ sản xuất.

Hiện nay, huyện Hàm Yên có 520 công trình thủy lợi, trong đó 505 công trình đang sử dụng có hiệu quả, 15 công trình còn lại bị xuống cấp do tác động của thời gian, thời tiết, bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do quá trình sử dụng lâu năm không được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên.

Trước thực trạng đó, UBND huyện Hàm Yên đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn các xã, thị trấn huy động mọi nguồn lực để duy tu, sửa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa thuộc các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão, góp phần ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Y tế: Hiện nay, huyện Hàm Yên có 1 bệnh viện, 2 phòng khám khu vực và 18 trạm y tế. Trong đó 14/18 trạm y tế xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là một việc khó, đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực rất lớn trong một thời gian dài để có thể được công nhận. Tuy nhiên, việc duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn quốc gia về y tế xã còn khó khăn hơn rất nhiều. Hầu hết cơ sở vật chất của các trạm y tế xã chưa đạt chuẩn, nhiều trạm đã xuống cấp. Các phòng của trạm y tế đều phải dùng chung, dùng ghép. Hiện nay, toàn huyện có tổng số 200 giường bênh, 30 bác sĩ, 98 y sĩ, 41 y tá và 6 nữ hộ sinh

Giáo dục: Trong những năm gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hoá, cơ sở vật chất dần được hoàn thiện và mở rộng, phòng học kiên cố cấp 4. Tại thời điểm thống kê năm 2012 ở huyện có 18 trường mầm non gồm 276 lớp với 442 giáo viên và 5.575 học sinh. Số trường phổ thông là 53, trong đó số trường tiểu học là 27, trung học cơ sở là 23 và trung học phổ thông là 3 trường.Với 786 lớp học và 1.235 giáo viên.Giáo dục hướng nghiệp cũng dần được mở rộng và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động.

Cơ sở vật chất khác: Hệ thống nước sạch, hệ thống trụ sở làm việc các xã, thị trấn, hệ thống các phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông, lâm sản … cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.

Tóm lại, cơ sở vật chất huyện Hàm Yên trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ yêu cầu kiến thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.3. Đánh giá những thuận lợi - khó khăn của huyện Hàm Yên

a. Điểm mạnh:

- Tài nguyên, đất đai, khí hậu, thảm thực vật đa dạng, địa bàn chia thành các tiểu vùng thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính đa dạng vừa mang tính đặc thù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Diện tích đất lâm nghiệp nhiều (64.666,69 ha) đây là một trong những tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp.

- Có nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng góp phần phục vụ phát công nghiệp khai khoáng và chế biến

- Nhân dân Hàm Yên có truyền thống cách mạng, tinh thần đấu tranh kiên cường, đoàn kết gắn bó keo sơn của cộng đồng các dân tộc anh em, không quản gian nan vất vả, luôn khắc phục mọi khó khăn cản trở vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh. Đây là yếu tố cần phát huy tốt trong công cuộc xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.

b. Điểm yếu:

- Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại và giao lưu phát triển kinh tế.

- Diện tích đất nông nghiệp ít (17.823,41 ha, chiếm 19,79%), lại bị chia cắt mạnh, đất đai bạc màu, hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, thiếu nước trầm trọng về mùa đông nên việc sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn.

- Là một huyện vùng cao khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cung tự cấp là chính, dân cư phân bố không tập trung nên quá trình phát triển kinh tế huyện Hàm Yên sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ sản xuất lạc hậu nên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo của huyện.

- Còn nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế. c. Cơ hội:

- Được sự quan tâm đầu tư thường xuyên của Đảng, Nhà nước cho huyện theo các chương trình, dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d. Nguy cơ:

- Khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn và mùa hè và thiếu nước vào mùa đông trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh dễ gây nên tình trạng lũ lụt và hạn hán.

- Nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, tàn phá rừng phòng hộ, phá huỷ môi trường, khai thác khoáng sản bừa bãi... đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững.

- Tụt hậu về kinh tế so với các địa phương khác.

- Sự gia tăng đột biến về hộ nghèo khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo qua các giai đoạn.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Hàm Yên giai đoạn 2010 -2013

Tuy những năm qua, huyện Hàm Yên được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhưng cho đến nay mặt bằng chung của huyện vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua huyện Hàm Yên đã đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau:

Về lĩnh vực kinh tế - xã hội, năm 2013, huyện Hàm Yên đầu tư xây dựng 51 công trình xây dựng cơ bản, tổng kinh phí 112 tỷ đồng. Trong đó có 16 công trình giao thông, 24 công trình xây dựng, 4 công trình thủy lợi, 1 công trình hạ tầng thoát nước, 5 công trình thể dục thể thao, 1 nghĩa trang. Hiện đã có 6 công trình hoàn thiện 100% khối lượng công việc và đã nghiệm thu bàn giao gồm: Công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã Thành Long đi các thôn 1, 2, 3; Cải tạo nâng cấp tuyến đường thuộc thôn 8 Minh Phú, xã Yên Phú; Bê tông hóa tuyến đường thôn Làng Vai, xã Minh Dân; Nhà bếp, nhà vệ sinh Trường Mầm non xã Bằng Cốc; 2 phòng học thuộc Trường Tiểu học Minh Dân. Các lĩnh vực kinh tế, xã hội đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, với tổng sản lượng lương thực ước đạt 95% kế hoạch, sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuất lâm nghiệp về trồng rừng vượt chỉ tiêu kế hoạch 1,4%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện trên 153 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch. Hàm Yên cũng đã giải quyết việc làm cho trên 1.800 lao động, đạt 97% kế hoạch. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25% xuống còn 20%. Từ đầu năm đến nay đã triển khai việc kê khai, đăng ký đất đai với trên 29.200 hộ gia đình, cá nhân kê khai, đăng ký đạt 115% kế hoạch, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4.300 hộ gia đình, cá nhân; tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang được đẩy nhanh; thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 106% dự toán giao. Bên cạnh những mặt đã đạt được, báo cáo cũng nêu rõ những tồn tại hạn chế trong thời gian qua như: Việc thực hiện xây dựng bê tông hóa đường giao thông nông thôn, tiến độ thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 trên địa bàn huyện còn chậm, vấn đề phát triển đàn gia súc, gia cầm, thực trạng nông thôn mới của các xã theo 19 tiêu chí còn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)