Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo ở huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 41)

7. Bố cục của luận văn

1.2.7. Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo ở huyện Hàm Yên

Từ thực tế, có thể rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang như sau:

Một là, thường xuyên quản lý, nắm chắc diễn biến hộ nông dân nghèo trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ để có các biện pháp cụ thể, kịp thời, phù hợp với từng nhóm nghèo.

Hai là, thực hiện tốt các chính sách tạo điều kiện cho hộ nông dân nghèo ổn định, phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập, nhất là tín dụng ưu đãi cho hộ nghè, dạy nghề, khuyến nông, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống, hỗ trợ ổn định sản xuất.

Ba là, tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ hộ nông dân nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, tập trung hoạt động truyền thông giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội, trợ giúp người có công và các đối tượng người yếu thế.

Bốn là, đa dạng hóa các phương thức huy động các nguồn lực từ nhân dân, tổ chức, nhà nước và quốc tế; trước hết và chủ yếu là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ. Huy động cả hệ thống chính trị và cộng đồng tham gia nâng thu nhập cho hộ nông dân nghèo.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, đề ra biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Những quan niệm về nghèo đói, các tiêu chí đánh giá nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?

Thực trạng giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hiện nay?

Nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện ?

Huyện Hàm Yên đã có những giải pháp giảm nghèo gì và thực hiện như thế nào?

Đâu là giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hàm Yên?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận, qua đó có thể đánh giá các hiện tượng, sự vật nghiên cứu một cách khách quan khoa học nhất. Cụ thể ở đây là đánh giá kinh tế hộ và vấn đề giảm nghèo cho các hộ nông dân ở địa phương.

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin qua các tài liệu, các báo cáo của địa phương, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Lao động - thương binh và xã hội và các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để tiến hành thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành điều tra 150 hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

- Phương pháp xác định mẫu điều tra

Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:

Trong đó:

n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra. t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α = 5 %) Δ: Phạm vi sai số cho phép

Để ước lượng σ ta dùng phương sai chọn mẫu (S2được tính cho 30 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:

2 2

2

2 1

n 1 S n 1 S

U U

Trong đó: S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu

U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 145 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 150 mẫu.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra, tôi xác định địa điểm tiến hành điều tra tại 4 xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Yên Lâm. Đây là những xã đại diện cho 4 tiểu vùng kinh tế chính của Huyện. Việc lựa chọn hộ để điều tra hoàn toàn theo phương pháp ngẫu nhiên, không căn cứ theo tiêu chuẩn nghèo đói của Bộ Lao đông - thương binh và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

a. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp phân tổ.

Do khi tiến hành điều tra không căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, do đó phân tổ để xác định đâu là hộ nghèo, đâu là hộ trung bình và đâu là hộ khá là hết sức quan trọng. Để tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp.

2.2.4.2. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas

Để phân tích sự tác động của các yếu tố như: trình độ học vấn của chủ hộ, số ngày công, diện tích đất sản xuất, thu nhập từ trồng trọt chăn nuôi của hộ,... đến thu nhập của hộ, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas (CD) để phân tích. Hàm CD có dạng: Y = AX1 b 1 X2 b 2…Xnb n eD 1eD 2…eD m Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ Xi: Là các biến độc lập định lượng (i = 1,n)

Dj: Các biến độc lập thuộc tính (j = 1,m)

Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai về và giải trên phần mềm Excel

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.4.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ nghèo và không nghèo, giữa khu vực thuận lợi và khu vực khó khăn. Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể nhận định được xu hướng của sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra những dự đoán về kết quả có thể trong tương lai.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO = Σ(qi pi) (i = 1:n) Trong đó: qi là khối lượng sản phẩm i pi là giá trị sản phẩm i

- Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất của hộ

IC = Σ Ci (i = 1:n)

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.

VA = GO - IC

- Hệ số Lorenz hay Gini (G): là hệ số phản ánh sự bất bình đẳng trong thu nhập

Công thức tính:

Trong đó:

G: Hệ số Lorenz hay hệ số Gini Pi: Tỷ lệ % dân số

Fi: Tỷ lệ thu nhập cộng dồn Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý huyện Hàm Yên

Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc, nằm ở phía Tây của tỉnh Tuyên Quang, trung tâm huyện cách thành phố Tuyên Quang 20km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 2.

Toạ độ địa lý: 105050’ - 105011’ Độ Kinh Đông, 21050’ - 22023’ Vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa (tỉnh Thái Nguyên)

Phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên (Tỉnh Yên Bái) Phía Nam giáp huyện Yên Sơn

Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn của huyện Hàm Yên

- Hàm Yên nằm trong vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình 150-300 m so với mặt biển, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Cham Chu có độ cao là 1.591m, địa hình có hướng dốc dần về phía Sông Lô và các xã phía Nam.

- Hàm Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân 1.895 mm/năm, độ ẩm bình quân 85%, là vùng thích hợp cho thâm canh tăng vụ cây trồng và vật nuôi.

Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các đặc trưng chính:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600-1.800 mm. + Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. + Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Gió: Có các hướng gió chính là Đông Bắc hoặc Bắc, Đông Nam hoặc Nam.

- Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng của sông Lô và các sông suối tạo thành mạng lưới thuỷ văn chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Kết quả nghiên cứu xây dựng tài nguyên đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100 000 năm 2001 cho thấy trên địa bàn huyện Hàm Yên có 10 loại đất chủ yếu sau:

- Đất phù sa không được bồi (P)

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) - Đất phù sa ngòi suối (Py)

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs) - Đất đỏ vàng biến đổi trong trồng lúa (Fl)

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa) - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)

Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Hàm Yên năm 2012

Đơn vị tính: héc ta (ha) STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 90.054,60 100,00 I Đất nông nghiệp 82.932,13 92,09

1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.823,41 19,79

2 Đất lâm nghiệp 64.666,69 71,81

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 438,43 0,49

4 Đất nông nghiệp khác 3,60 0,00

II Đất phi nông nghiệp 4.787,05 5,32

1 Đất ở 815,74 0,91

2 Đất chuyên dùng 1.888,98 2,10

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 133,68 0,15

4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.946,04 2,16

III Đất chưa sử dụng 2.335,42 2,59

1 Đất bằng chưa sử dụng 108,52 0,12

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 700,87 0,78

3 Đất núi đá không có rừng cây 1.526,03 1,69

(Nguồn: Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Hàm Yên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với 64.666,69 ha chiếm 71,81% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với 17.823,41 ha chiếm 19,79%. Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng với 2.335,42 ha chiếm 2,59% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng này lại chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, ít có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Các tài nguyên khác * Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2005 thì huyện có 66.280,55ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,61% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất rừng sản xuất có 27.586,80 ha - Đất rừng phòng hộ có 38.693,75 ha

Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 61,57%.

+ Đến ngày 26/2/2007, tổng đất rừng là: 66.508,90 ha, trong đó: - Đất có rừng sản xuất: 47.239,10 ha

- Đất có rừng phòng hộ: 12.404,7 ha - Đất có rừng đặc dụng: 6.865,10 ha. * Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Hàm Yên có các nguồn tài nguyên khoáng sản sau: - Đá trắng ở Km 58 QL2 xã Yên Phú

- Đá vôi xanh ở Km 31 QL2 xã Thái Sơn - Cát sỏi ở bến chợ xã Bình Xa

- Quặng sắt ở thôn 6 xã Bằng Cốc, thôn Lập Thành xã Thái Hoà * Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình từ 1.600 mm - 1.800 mm, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng theo số liệu kiểm kê năm 2005 có 2.280,81 ha), nên nguồn nước mặt ở Hàm Yên khá rồi rào.

- Nguồn nước ngầm: Do chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, song quá trình hình thành khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân cho thấy trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, vùng ven sông suối có điều kiện khai thác để sử dụng.

* Tài nguyên du lịch

Hàm Yên có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái kết hợp với các di tích lịch sử, danh thắng tạo thành tua như: Động Tiên, Đền Thác Cái, Hồ Khởn, núi Chạm Chu, núi Cao Đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tài nguyên nhân văn

Địa bàn huyện Hàm Yên là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên văn hoá đa dạng về bản sắc.

3.1.1.4. Thực trạng môi trường

Là huyện miền núi có mật độ dân số không cao, các ngành kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ - du lịch) phát triển còn ở mức độ hạn chế. Vì vậy những tác động ảnh hưởng đến môi trường của huyện chưa đáng kể.

Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Hàm Yên được nêu trên, cho thấy huyện có rất nhiều tiểm năng phát triển, cụ thể là:

- Huyện Hàm Yên, có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú, có tiềm năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất bột giấy, sản xuất chế biến các sản phẩm từ nông lâm sản phụ và phát triển công nghiệp chế biến chè. Nguồn tài nguyên rừng trong đó, có các loại cây lâm nghiệp trên diện tích đất rừng trồng, các loại song, mây, giang, tre, nứa... có điều kiện để phát triển ngành nghề thủ công, mỹ nghệ.

- Đại bộ phận đất của huyện, có độ dày canh tác từ 40cm trở lên, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp.

- Huyện có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Với vị trí địa lý trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hàm Yên phát triển kinh tế xã hội.

- Hàm Yên, có tiềm năng phát triển du lịch rất phong phú, có điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Các điểm du lịch của Hàm Yên, có vị trí địa lý rất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)