7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin qua các tài liệu, các báo cáo của địa phương, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Lao động - thương binh và xã hội và các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để tiến hành thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành điều tra 150 hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp xác định mẫu điều tra
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:
Trong đó:
n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra. t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α = 5 %) Δ: Phạm vi sai số cho phép
Để ước lượng σ ta dùng phương sai chọn mẫu (S2được tính cho 30 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:
2 2
2
2 1
n 1 S n 1 S
U U
Trong đó: S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu
U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 145 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 150 mẫu.
Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra, tôi xác định địa điểm tiến hành điều tra tại 4 xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Yên Lâm. Đây là những xã đại diện cho 4 tiểu vùng kinh tế chính của Huyện. Việc lựa chọn hộ để điều tra hoàn toàn theo phương pháp ngẫu nhiên, không căn cứ theo tiêu chuẩn nghèo đói của Bộ Lao đông - thương binh và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/