Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

a. Tình hình nghèo đói của Việt Nam

Tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được Đảng ta đặc biệt quan tâm, không chỉ đối với cộng đồng dân cư ở nông thôn mà còn đối với cộng đồng dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cư đô thị trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Với đường lối đổi mới, chủ trương hội nhập và mở cửa để phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã giúp tình trạng đói nghèo ở nước ta được giảm bớt. Tuy nhiên, những thành quả xóa đói giảm nghèo ở một nước nông nghiệp còn chiếm đa số như nước ta thì đây vẫn là một kết quả chưa bền vững. Vì vậy, việc học tập và tham khảo kinh nghiệm thành công trong xóa đói giảm nghèo ở các nước trên thế giới và trong khu vực là cần thiết cho việc nghiên cứu và vận dụng đối với nước ta.Giảm đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước và cũng là một trong các chỉ tiêu/chỉ số trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam. Trong thời gian qua, hệ thống chính sách giảm đói, giảm nghèo ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và các huyện nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Ngày 13/5/2013, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012. Điều tra được thực hiện tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, phân chia theo 8 vùng là: Miền núi Đông Bắc; miền núi Tây Bắc; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ; Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam bộ; đồng bằng sông Cửu Long.

* Về tỷ lệ hộ nghèo: Theo kết quả điều tra, trên toàn quốc năm 2012 có

2.149.110 hộ nghèo, chiếm 9,6%. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng: miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 28,552%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc 17,39%; Bắc Trung bộ 15,01%; Tây Nguyên 15%; Duyên hải miền Trung 12,2%; đồng bằng sông Cửu Long 9,24%; đồng bằng sông Hồng 4,89%; và Đông Nam bộ vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là, 1,27%. Một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Điện Biên 38,25%; Lai Châu 31,82%; Hà Giang 30,13%; Cao Bằng 28,22%; Yên Bái 29,23%... Có tất cả 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là: Quảng Ninh 3,52%; Hà Nội 1,52%; Bắc Ninh 4,27%; Hải Phòng 4,21%; Đà Nẵng 0,97%; Tây Ninh 2,97%; Đồng Nai 0,91%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,71%; TP.Hồ Chí Minh 0,00033%; Long An 4,58%.

* Về tỷ lệ hộ cận nghèo: Kết quả điều tra cho thấy, trên toàn quốc năm

2012 có 1.469.727 hộ cận nghèo, chiếm 6,57%. Tỷ lệ hộ cận nghèo phân theo vùng: vùng có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất là Bắc Trung bộ 13,04%; vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam bộ 1,08%. Các vùng còn lại xếp theo thứ tự tỷ lệ hộ cận nghèo giảm dần là: miền núi Tây Bắc 11,48%; Duyên hải miền Trung 9,32%; miền núi Đông Bắc 8,92%; đồng bằng sông Cửu Long 6,51%; Tây Nguyên 6,19%; đồng bằng sông Hồng 4,58%.

Đối với các huyện nghèo của cả nước: Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo) giảm từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 50,97% (năm 2011) và 43,89% (năm 2012), bình quân giảm trên 7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, giảm từ 43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (năm 2011), và giảm còn 13,43% (năm 2012). Tỷ lệ hộ nghèo tại 23 huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đến cuối năm 2012 giảm còn 43,14%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH ngày 13/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố về số hộ nghèo, hộ cận nghèo của Việt Nam năm 2012 là cơ sở để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế, xã hội khác năm 2013

b. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Phong Thổ (Lai Châu)

Phong Thổ là huyện nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội đa dạng của tỉnh Lai Châu, có tiềm năng phát triển lớn. Để biến tiềm năng thành hiện thực, thời gian qua địa phương đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, bước đầu đã đem lại nhiều kết quả tích cực

Phong thổ có khoảng 71,32 nghìn người, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Dao, Mông, Thái, Hà Nhì, Kinh, Giáy,…; có khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng tiếp giáp với Trung Quốc tạo điều kiện quan trọng để trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Phong Thổ cũng là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khá lớn như đất hiếm, đồng, vàng… là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; suối nước nóng Vàng Bó, di tích của người Việt cổ Nậm Phé, Nậm Tun, miếu Nàng Han; có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc: Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người Mông;…

Trong những năm qua dưới sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền các cấp, của các tầng lớp nhân dân, đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc trong huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,4%; thu nhập bình quân đầu người trên 10,5 triệu đồng; lương thực bình quân đầu người trên 460kg; 18/18 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, được phủ sóng điện thoại.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc, bản sắc văn hóa các dân tộc nhất là những giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được lưu giữ và phát huy.

Để giúp đồng bào có thể chủ động tự vươn lên xoá đói, giảm nghèo, địa phương đã tổ chức nhiều buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức tổ chức sản xuất, nhất là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Ngay từ những năm 2004, ở Phong Thổ đã có 16 mô hình thử nghiệm khuyến nông bằng nguồn hỗ trợ của EU tại các xã Khổng Lào, Hoang Thèn; cùng nhiều chương trình khuyến nông khác. Về cơ bản, các mô hình này đã phát huy hiệu quả khá tốt. Có được những thành tựu về xoá đói, giảm nghèo này là do sự cố gắng, vươn lên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Có thể rút ra một số kinh nghiệm trong xoá đói, giảm nghèo của Phong Thổ, như: để có thể thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, đem lại kết quả thiết thực cho đồng bào, cần phải có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp uỷ đảng, và sự tổ chức triển khai sâu sát, cụ thể, khẩn trương của chính quyền. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm. Nhờ đó, đã thúc đẩy công tác xoá đói, giảm nghèo hiệu quả hơn.

Các tổ công tác của Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo đã đi xuống địa bàn cơ sở để thực hiện điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình nghèo đói và những nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực đúng mục đích, đúng địa chỉ. Các dự án được hình thành từ kết quả khảo sát của các tổ công tác phản ánh được tình hình thực tế của địa bàn. Các nguồn kinh phí cho các dự án phát huy hiệu quả kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho xoá đói, giảm nghèo. Đi đôi với tăng cường đầu tư là tăng cường công tác khuyến nông, hoạt động phổ biến kiến thức sản xuất mới cho bà con. Địa phương không ngừng mở các lớp tập huấn để thực hiện các mô hình khuyến nông. Hoạt động này đã mang tính chiến lược lâu dài trong xoá đói, giảm nghèo. Việc nâng cao trình độ tổ chức sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số của Phong Thổ đã thể hiện rõ phương châm “tặng nhân dân cần câu thay vì xâu cá”, đã đem lại cho bà con một công cụ hữu ích để tự xoá đói, giảm nghèo.

Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo về đời sống vật chất, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh quốc phòng. Các lễ hội và liên hoan văn hóa như lễ hội Then, liên hoan văn hóa - văn nghệ quần chúng,… đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, tạo không khí phấn khởi, hăng hái thi đua sản xuất, xoá đói, giảm nghèo. Đồng thời, thông qua những hoạt động này, đã góp phần giúp nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới…

c. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh có có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và thấp kém, sản xuất còn giản đơn theo kinh nghiệm, nặng về tự cấp tự túc, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận các yếu tố của kinh tế thị trường còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chính vì vậy, từ năm 2004, tỉnh Lào Cai bắt đầu được thử điểm thực hiện các mô hình xoá đói giảm nghèo theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, trong thời gian 5 năm (2004 - 2008), trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và mở rộng lên 7 mô hình với tổng số 455 hộ nghèo tham gia. Tổng kinh phí đã đầu tư cho các mô hình là 3.316,9 triệu đồng, trong đó: đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trực tiếp hỗ trợ người nghèo là 708,02 triệu đồng (chiếm 21,35%), đầu tư cho vay là 1.975 triệu đồng (chiếm 60%), còn lại là chi cho công tác tập huấn và quản lý của các cấp. Nhìn chung các mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng, hàng năm có từ 20-30% số hộ nghèo tham gia dự án thoát nghèo. Có được những thành công như vậy là do:

- Các mô hình đều đặt lợi ích của người nghèo lên hàng đầu, nhiều vấn đề có liên quan thuộc lợi ích của người nghèo và những mong muốn của họ đã được quan tâm giải quyết, thông qua các quyền mà người nghèo được hưởng khi tham gia dự án, đó là: được tham gia dự án, các mô hình đều được xây dựng trên cơ sở sự họp bàn thống nhất của đại diện tất cả các hộ nghèo, các hộ nghèo đều được cùng tham gia trong quá trình khảo sát, bàn bạc xác định các tiềm năng thế mạnh của địa phương, các loại cây trồng vật nuôi có khả năng phát triển được, điều kiện của từng hộ, những thuận lợi khó khăn của quá trình sản xuất như lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường; được tự quyết ngay từ khâu lập dự án, một số vấn đề quan trọng đã được giao cho chính người người nghèo tự quyết định... từ đó giúp cho họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và cảm thấy mình được làm chủ quá trình sản xuất, khơi dậy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định của mình; được vay vốn ưu đãi với 60% tổng số vốn đầu tư của dự án dành cho tín dụng ưu đãi, được hỗ trợ xây dựng củng cố chuồng trại chăn nuôi để chuyển đổi tập quán chăn nuôi từ thả rông sang nuôi nhốt hoặc che chắn phòng chống mưa, rét; được tham gia tập huấn khuyến nông, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, tham gia các buổi đối thoại với với các đối tượng khác nhằm trao đổi những kinh nghiệm làm ăn, cách làm hay của các hộ khá và giàu, cũng như giải đáp thắc mắc của các hộ nghèo; được lực lượng khuyến nông viên, thú y viên tự nguyện, chuyên trách ở xã, thôn bản tư vấn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp; được tham gia giám sát, đánh giá dự án thông qua hoạt động sơ kết, tổng kết định kỳ về tình hình thực hiện mô hình, những hộ làm ăn hiệu quả được khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận và động viên kích lệ kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vấn đề lợi ích của các lực lượng tham gia cùng được quan tâm gắn liền với trách nhiệm. Các hộ khá giàu tham gia dự án với vai trò đầu tàu, có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... Các hộ này cũng được hưởng lợi bình đẳng với các hộ nghèo về vốn vay ưu đãi, tập huấn khuyến nông, chăm sóc và tư vấn thú y,... Lực lượng khuyến nông viên, thú y viên, cán bộ chuyên trách ở cấp thôn, xã được trợ cấp thêm kinh phí của dự án để thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi các hợp đồng trách nhiệm được ký kết giữa Ban quản lý dự án với người tham gia dự án. Bên cạnh đó người dân trên địa bàn cũng được hưởng lợi từ các hoạt động: thúc đẩy sản xuất hàng hoá của dự án; tư vấn và trợ giúp kỹ thuật của lực lượng khuyến nông, thú y viên của mô hình và hưởng lợi từ các sản phẩm do các hộ trong mô hình sản xuất ra như con giống, lương thực, thực phẩm tại chỗ tăng thêm.

Nguồn nhân lực tại chỗ được chú ý khai thác đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ việc đan xen giữa hộ khá, giàu và hộ nghèo trong mô hình đã tạo thêm được nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm thực hiện dự án. Chính sự gần gũi giữa các hộ khá, giàu và hộ nghèo đã giúp các hộ nghèo học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các hộ khá, giàu, đồng thời cũng khai thác được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp khác của các hộ khá, giàu cho các hộ nghèo. Việc sử dụng trưởng thôn, bản làm khuyến nông viên thôn bản trong các mô hình đã nhanh chóng mang lại hiệu quả trực tiếp, do họ vừa là người đi đầu, gương mẫu trong sản xuất ở thôn bản đó, vừa là người nắm rõ được tâm tư nguyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ nông dân ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)