Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 54)

4. Yêu cầu của đề tài

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai

Từ khi có Luật đất đai 1993 và Luật đất đai 2003, UBND huyện Kỳ Anh đã thực hiện tốt 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 1993 và nay là 13 nội dung theo Luật đất đai 2003:

- Công tác quản lý đất đai theo địa giới hành chính: Thực hiện chỉ thị 364/QĐ-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), huyện Kỳ Anh đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở hai cấp huyện, xã.

- Công tác giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ: Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây, trình tự thủ tục đã đi vào nền nếp, việc giao đất tuỳ tiện, trái thẩm quyền được hạn chế, việc giao đất xây dựng cơ bản, giao đất sản xuất nông - lâm nghiệp đảm bảo chặt chẽ và đúng thủ tục. Toàn huyện đã giao đất, cấp GCNQSDĐ cho tổng số 30.945 hộ đạt 75% tổng số hộ trên toàn huyện, với diện tích đất ở là 1.207,8 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giao đất, cấp GCNQSDĐ sản xuất nông nghiệp đã thực hiện được 24/33 xã, thị trấn, đất nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 13.025 hộ gia đình và cá nhân và 41 tổ chức trong địa bàn huyện.

- Đất phi nông nghiệp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 34.701 hộ gia đình và cá nhân và 12 tổ chức trong địa bàn huyện, đặc biệt KKT Vũng Áng (nằm trên địa bàn 9 xã với diện tích 22.781ha) đến nay đã có 96 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Công tác giao đất giao rừng: đối với các xã ngoài Khu kinh tế Vũng Áng đã hoàn thành phê duyệt phương án giao đất giao rừng cho 20/20 xã có rừng, đo đạc và bàn giao thực địa 9.293 ha, đạt 72% kế hoạch, đối với các xã trong Khu kinh tế Vũng Áng hoàn thành công tác rà soát toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến tận hộ đang sử dụng và hiện trạng các lô rừng. Công tác giao đất, cấp GCNQSDĐ đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều hộ chia tách đất nhưng chưa làm thủ tục từ trước đến nay, khi cấp đổi GCNQSDĐ phải thực hiện nhiều bước.

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Trong năm 2010, huyện đã phối hợp với các đơn vị tư vấn triển khai lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 của 33 xã, thị trấn trong huyện. Hiện nay, 33/33 xã, thị trấn đã được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, đến nay đã có 23/33 xã, thị trấn được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nhìn chung công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện đã đạt được kết quả nhất định, giúp cho công tác đánh giá và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2012, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thụ lý 45 đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đã trực tiếp giải quyết 29 đơn, số đơn còn lại có 16 đơn chủ yếu khiếu nại về giá đất chuyển mục đích.

Trong những năm qua công tác quản lý và sử dụng đất đai đã được triển khai và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai còn khá nhiều bất cập như: Công tác đo đạc, cập nhật, chỉnh lý biến động hàng năm chưa được triển khai thực hiện; Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn sơ sài, không sát với thực tế, tính khả thi chưa cao; Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đôi khi còn chưa kịp thời, chế độ thông tin, báo cáo còn chậm, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp vẫn còn xảy ra; Tình trạng canh tác lạc hậu, canh tác trên đất dốc hoặc trên đất có độ dốc quá lớn còn khá phổ biến xảy ra dẫn đến việc xói mòn, rửa trôi đất ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường sinh thái.

Nhìn chung sự biến động về đất đai theo xu hướng thuận: Đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp tăng và đất chưa sử dụng giảm dần là dấu hiệu tích cực trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên đất đai của huyện.

3.3. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ ở huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh

3.3.1. Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường

Đối tượng và điều kiện được bồi thường theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009; Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính ; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ tài nguyên Môi trường và Quyết định số 33/2006/QĐ- UBND ngày 18/7/2006, quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.1.1. Đối tượng được hưởng bồi thường và tái định cư

- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong

nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.

- Người được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật. - Việc sử dụng đất phục vụ cho các công trình công ích làng, xã bằng hình thức huy động vốn góp của nhân dân thì không áp dụng những quy định này.

3.3.1.2. Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất

Người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường phải có một trong các điều kiện sau đây:

- Có giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai. - Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Có giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai. - Có giấy tờ thanh lý, hoá giá, mua nhà ở gắn liền với đất ở phải là nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước.

- Bản án có hiệu lực của Toà án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

- Trường hợp không có giấy tờ quy định ở các điều kiện trên, người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại về đất phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thuộc các trường hợp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đất đã được sử dụng trước ngày 18/12/1980 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận.

+ Được cơ quan Nhà nước giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng từ đó đến lúc bị thu hồi.

+ Có giấy tờ chứng nhận QSDĐ tạm thời do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Sở Địa chính cấp theo uỷ quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc có tên trong trong sổ địa chính đến nay vẫn tiếp tục sử dụng.

+ Có giấy tờ mua bán nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993.

+ Người nhận chuyển nhượng, chuyển đổi thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với QSDĐ mà đất của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện trên nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.

+ Người tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng cho đến khi bị thu hồi đất mà không có tranh chấp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

3.3.1.3. Điều kiện để được bồi thường về tài sản trên đất

- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ sở hữu tài sản có tài sản trên đất không hợp pháp: tuỳ theo trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

3.3.1.4. Các điều kiện không được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản trên đất

Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định được bồi thường về đất ở trên hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố không được bồi thường thiệt hại về đất cũng như tài sản trên đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể: Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng; Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền, đất trồng cây lâu năm không sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền, đất trồng rừng không sử dụng trong thời hạn 24 tháng.

3.3.2. Việc xác định giá bồi thường về đất và tài sản trên đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ

3.3.2.1. Bồi thường thiệt hại về đất

Căn cứ vào khung giá các loại đất được Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất. Đơn giá để tính bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định trên cơ sở theo đề nghị của liên ngành Tài chính vật giá, Tài nguyên và Môi trường và một số Hội đồng ngành liên quan khác.

- Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở khung giá đất của địa phương Hội đồng định giá ban hành theo quy định của Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phủ, đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương.

- Bồi thường thiệt hại đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thì người bị thu hồi được bồi thường bằng tiền theo diện tích và loại đất của đất bị thu hồi có cùng mục đích sử dụng.

Trong quá trình thực hiện nếu không có đất để bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền theo giá quy định ở trên. Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu thì người bị thu hồi không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường thiệt hại về các chi phí đã đầu tư vào đất. Người bị thu hồi đất là người làm nông nghiệp nhưng không thuộc đối tượng được bồi thường, sau khi bị thu hồi đất người đó không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương xem xét, nếu có điều kiện thì được giao đất mới để sản xuất.

- Bồi thường thiệt hại đối với đất ở: Đất bị thu hồi là đất ở thì được bồi thường thiệt hại bằng tiền, nhà ở hoặc đất ở khu tái định cư (tuỳ thuộc vào thực tế của từng địa phương).

3.3.2.2. Bồi thường thiệt hại các tài sản trên đất *Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản:

- Bồi thường thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất.

- Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp quy định nêu trên, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.

- Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp không thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét hỗ trợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

*Bồi thường thiệt hại về nhà và các công trình kiến trúc:

- Mức bồi thường đối với nhà và các công trình kiến trúc trên đất được xác định bằng giá trị hiện có của nhà và công trình phá dỡ cộng thêm một khoản tiền bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hiện có của nhà và công trình đó, nhưng mức tối đa không lớn hơn 100% và mức tối thiểu không nhỏ quá 60% giá trị của nhà và công trình theo giá trị mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng Hội đồng hành với công trình đã phá dỡ.

*Bồi thường thiệt hại các tài sản khác:

- Đối với mồ mả: Bồi thường toàn bộ chi phí về đất đai, đào bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí liên quan trực tiếp. Trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh Quyết định.

- Đối với cây cối hoa màu: Mức bồi thường thiệt hại với cây hằng năm, vật nuôi, đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng, thu hoạch trong một năm thu năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trị trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại tại địa phương.

3.3.3. Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

* Chính sách hỗ trợ và tái định cư trong Quyết định số 33/2006/QĐ- UBND ngày 18/7/2006, Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND ngày 9/9/2008, Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

3.3.3.1. Hỗ trợ tái định cư

- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức

diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất đất tái định cư tối thiểu thì được

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)