Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 42)

4. Yêu cầu của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Kỳ Anh.

3. Đánh giá việc thực hiện các chính sách bồi thường GPMB và TĐC ở huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh.

4. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm, thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất.

5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Kỳ Anh.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản

Thu thập tài liệu, các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dự án như khung giá đất quy định của Nhà nước và giá bồi thường được áp dụng cho huyện Kỳ Anh.

- Điều tra khảo sát tình hình thực hiện công tác bồi thường GPMB ở các dự án. Bằng cách thu thập các số liệu sơ cấp qua phương pháp điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất của huyện.

- Tìm hiểu công tác bồi thường GPMB bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với chủ dự án, Ban quản lý dự án, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh và những người dân chịu ảnh hưởng của các dự án.

- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phục vụ đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trong hai dự án, qua đó tổng hợp đánh giá ý kiến phản hồi.

+ Điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi sẵn có, tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 250 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực bồi thường và giải phóng mặt bằng. Phỏng vấn các nhà quản lý về lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

- Dùng phần mềm Exell để tổng hợp số liệu, phân tích và xử lý số liệu. - So sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu đề ra trong công tác GPMB, từ đó xác định kết quả, hiệu quả của công tác GPMB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh * Vị trí địa lý: * Vị trí địa lý:

Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách TP. Hà Tĩnh 52 km về phía Nam có Toạ độ địa lý: 17o

57’ 10” đến 18o 10’ 19” vĩ độ Bắc. 106o

11’ 34” đến 106o 28’ 33” kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình - Phía Tây giáp huyện Hương Khê - Phía Đông giáp biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên 104.186,73 ha, chiếm 17,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và 01 thị trấn.

* Địa hình:

Địa hình đất đai huyện Kỳ Anh khá phức tạp, gồm 3 dạng địa hình: đồng bằng, ven biển và miền núi. Nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông.

Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi, có 4 dạng địa hình sau:

+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh. + Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu.

+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực. + Vùng đồng bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Kỳ Anh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa nên có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình tại Kỳ Anh là 25,0oC. Độ ẩm không khí rất cao, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn thường trên 70%.

* Thuỷ văn

Hiện trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính: Sông Rào Trổ lớn nhất trên địa bàn huyện, chảy từ hướng Tây Bắc xuống, với chiều dài 51 km. Các hệ thống suối lớn nhở: sông Rác dài 32 km, sông Trí dài 39km, sông Quyền dài 34 km. Ngoài ra còn hàng trăm con suối, ao, hồ, đập lớn nhỏ khác của huyện.

* Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Đất đai huyện Kỳ Anh chia thành 9 loại chính là: Đất

cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhận

dân trong huyện được khai thác chủ yếu từ nguồn nước mặt bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Rác, sông Trí, Đập Kim Sơn, và hàng trăm sông suối, ao hồ đập chứa và kênh mương khác. Do hệ thống kênh dẫn và điều kiện khai thác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Kỳ Anh có 58.394,43ha đất có

rừng chiếm 56,05% diện tích tự nhiên của huyện. Rừng đặc dụng có 3931,02ha, rừng phòng hộ có 16725,88ha, rừng sản xuất 37.737,35ha, độ che phủ đạt 50,5%, rừng trồng có 21.037,51ha chiếm 20,19% diện tích tự nhiên.

Thảm thực vật rừng Kỳ Anh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Đặc biệt có một phần diện tích thuộc khu bảo tồn hồ Kẻ Gỗ cũng là 1 địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điểm có giá trị cao về du lịch sinh thái, theo số liệu điều tra, tại khu bảo tồn hồ Kẻ Gỗ có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện Kỳ Anh chủ yếu là vật

liệu xây dựng.

- Tài nguyên nhân văn: Kỳ Anh có nhiều lễ hội truyền thống như các lễ hội đền bà Nguyễn Bích Châu, đền Phương Giai, di tích Hoành Sơn Quan....Những lễ hội này có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, động viên lao động sản xuất và hấp dẫn khách du lịch.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh * Tình hình tăng trưởng kinh tế: * Tình hình tăng trưởng kinh tế:

- Về cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

Năm 2012 tổng giá trị sản phẩm GDP của huyện đạt 5.249,7 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 13,3%. Trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 5%; CN,TTCN - XD tăng 19%; TM-DV tăng 29%.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng, nông, lâm, thủy sản năm 2012 giảm so với năm 2008. (Bảng 3.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Kỳ Anh giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiểu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Bình quân giai đoạn 2008 -2012 1. Tổng sản phẩm trong huyện Tỷ đồng 1.376,038 1.599,742 1.117,888 2.232,801 3.697,490 2.044.792 - Tốc độ tăng trưởng 10,4% 12% 11,04% 14,5% 13,3% 12,32% 1.1. CN TTCN-XD 446,299 636,756 76,878 951,759 2.293,200 880,978

1.2. Nông, lâm, thủy sản 634,375 647,820 661,235 787,335 823,600 710,873

1.3. Thương mại - dịch vụ 295,634 315,166 379,775 493,707 580,690 412,940

2. Cơ cấu kinh tế

CN TTCN-XD 26,08 32,39 37,17 37,67 38,8 34,414

Nông, lâm, thủy sản 32,86 27,87 23,7 20,96 17,8 24,638

Thương mại - dịch vụ 41,06 39,74 39,17 41,37 43,4 40,948

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

Khu vực kinh tế nông nghiệp những năm gần đây có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Bình quân tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm giai đoạn 2008 - 2012 là 5,6 %. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện năm 2012 đạt 823,6 tỷ đồng. Công tác quản lý, khai thác lâm sản đã có chuyển biến tích cực.

Khu vực kinh tế công nghiệp năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 2.293,2 tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 5,14 lần so với năm 2008. Tuy nhiên ngành công nghiệp của huyện mới chỉ tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước bắt đầu phát triển mạnh.

Khu vực kinh tế dịch vụ các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch của huyện những năm qua phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực và hoạt động có hiệu quả phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân. Tạo ra thị trường hàng hoá phong phú, giá cả tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại năm 2012 đạt hơn 580,69 tỷ đồng.

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2012 có khoảng 91.839 lao động, chiếm 51,54% dân số. Trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm gần 15% tổng số lao động; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm trên 85% tổng số lao động. Qua điều tra hàng năm lao động huyện mới chỉ sử dụng hết 78% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm. Hiện nay có khoảng 3,6% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 85% tổng số lao động. Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào song trình độ còn hạn chế. Trong thời gian tới cần có các chính sách phát triển việc làm cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân huyện Kỳ Anh trong những năm qua đã được cải thiện.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay trong huyện còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Bình quân thu nhập trên đầu người năm 2012 đạt 17.700.000 đồng và mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị.

- Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thực trạng phát triển đô thị trên địa bàn huyện hiện có 01 thị trấn (TT Kỳ Anh) là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện. Với tổng diện tích tự nhiên 514,68 ha, quy mô dân số 9.972 người. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số... cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đất ở.... cũng tăng lên khá nhanh. Thị trấn ngày càng được phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Tuy nhiên, quy mô khu vực trung tâm thị trấn nhỏ, đất xây dựng đô thị thấp (30,29 ha), chiếm 5,89% tổng diện tích đất đô thị. Trung tâm của thị trấn dàn trải, bám dọc theo các trục đường quốc lộ (quốc lộ 1A) ở những khu vực thuận lợi cho địa thế xây dựng. Kiến trúc trong các thị trấn còn chưa đẹp. Hạ tầng văn hoá, phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra, các vấn đề về xử lý rác thải đô thị, cấp nước sinh hoạt cũng khá bức xúc. Trong tương lai cần có biện pháp tiến hành giải quyết đồng bộ.

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn toàn huyện có 32 xã với 268 thôn, xóm, quy mô thôn xóm thể hiện khá rõ nét theo từng xã. Bình quân chung mỗi xã khu vực nông thôn có khoảng 1.100 hộ. Mỗi thôn, xóm có từ 100 - 200 hộ sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt. Nhìn chung cơ sơ hạ tầng của hầu hết địa bàn khu dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn thiện. Tình trạng không đủ trường học, chợ, các công trình văn hoá phúc lợi công cộng hoặc đã có song phần lớn bị xuống cấp là phổ biến, đặc biệt là ở các xã vùng núi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục:

Giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện trong những năm qua không ngừng phát triển. Hiện tại trên địa bàn huyện có 862,1 km đường giao thông, mật độ giao thông khoảng 0,389 km/km2 (chưa kể giao thông nội đồng), bao gồm: tuyến Quốc lộ 1A, 1B, 12A, chạy qua địa bàn huyện dài 97 km, chiếm 11,25%; Tuyến tỉnh lộ 22 dài 25 km, chiếm 2,9%; Đường huyện lộ có 23 đường, tổng chiều dài 297 km, chiếm 34,45%; Gần 443,1km đường giao thông đô thị và nông thôn, chiếm 51,4%.

Các tuyến đường sông trong huyện đều ngắn do địa hình chia cắt, vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ chủ yếu do phương tiện của tư nhân khai thác. Cảng cá ở xã Kỳ Hà, cảng nước sâu Vũng Áng ở xã Kỳ Lợi đã hoàn thành và đưa vào phục vụ phát triển KTXH của tỉnh, huyện và các tỉnh lân cận, các nước trong khu vực. Cảng Sơn Dương đã và đang triển khai các bước để xây dựng và đưa vào phục vụ phát triển KTXH.

Thuỷ lợi: Tính đến năm 2012, toàn huyện đã xây dựng trên 42 hồ, đập chứa nước với chiều dài kênh mương kiên cố hóa là 244,23 km. Tuy nhiên các công trình thủy lợi đều ở mức quy mô nhỏ, 86% là công trình tạm thời nên năng lực còn thấp, do đó chỉ tưới được cho ruộng lúa còn diện tích màu và cây khác thì chưa đáp ứng được.

Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện ngày càng được hiện đại hoá. Đến nay, 100% số xã đã được phủ sóng điện thoại, toàn huyện có mật độ máy điện thoại cố định 4,1 máy/100 hộ dân; 57.162 người; 33/33 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá.

Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới hoàn chỉnh và đồng bộ: lưới điện siêu cao áp 500KV và 220KV, lưới diệu cao áp 110KV; hệ thống trung và hạ thế đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, 100% số xã, thị trấn có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điện lưới phục vụ, chuyển đổi xong 33 Hợp tác xã dịch vụ điện ở 33 xã, thị trấn đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả.

Giáo dục đào tạo: Giáo dục - đào tạo trong những năm qua đã phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học. Quy mô trường lớp được giữ vững và cũng cố, cơ sở vật chất được tăng cường cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Phổ cập bậc giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trong học cơ sở đạt vững chắc, phổ cập bậc trung học đã có những kết quả bước đầu. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực, số học sinh tốt nghiệp và học sinh giỏi ngày càng tăng về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Đến nay, có 54 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 8 trường mầm non, 7 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông, 38 trường tiểu học. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển tốt.

Y tế: Công tác y tế trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)