Điều kiện tự nhiên huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 44)

4. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

* Vị trí địa lý:

Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách TP. Hà Tĩnh 52 km về phía Nam có Toạ độ địa lý: 17o

57’ 10” đến 18o 10’ 19” vĩ độ Bắc. 106o

11’ 34” đến 106o 28’ 33” kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình - Phía Tây giáp huyện Hương Khê - Phía Đông giáp biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên 104.186,73 ha, chiếm 17,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và 01 thị trấn.

* Địa hình:

Địa hình đất đai huyện Kỳ Anh khá phức tạp, gồm 3 dạng địa hình: đồng bằng, ven biển và miền núi. Nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông.

Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi, có 4 dạng địa hình sau:

+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh. + Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu.

+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực. + Vùng đồng bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Kỳ Anh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa nên có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình tại Kỳ Anh là 25,0oC. Độ ẩm không khí rất cao, ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn thường trên 70%.

* Thuỷ văn

Hiện trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính: Sông Rào Trổ lớn nhất trên địa bàn huyện, chảy từ hướng Tây Bắc xuống, với chiều dài 51 km. Các hệ thống suối lớn nhở: sông Rác dài 32 km, sông Trí dài 39km, sông Quyền dài 34 km. Ngoài ra còn hàng trăm con suối, ao, hồ, đập lớn nhỏ khác của huyện.

* Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Đất đai huyện Kỳ Anh chia thành 9 loại chính là: Đất

cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhận

dân trong huyện được khai thác chủ yếu từ nguồn nước mặt bởi các hệ thống sông, suối bao gồm hệ thống sông Rác, sông Trí, Đập Kim Sơn, và hàng trăm sông suối, ao hồ đập chứa và kênh mương khác. Do hệ thống kênh dẫn và điều kiện khai thác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên rừng và thảm thực vật: Kỳ Anh có 58.394,43ha đất có

rừng chiếm 56,05% diện tích tự nhiên của huyện. Rừng đặc dụng có 3931,02ha, rừng phòng hộ có 16725,88ha, rừng sản xuất 37.737,35ha, độ che phủ đạt 50,5%, rừng trồng có 21.037,51ha chiếm 20,19% diện tích tự nhiên.

Thảm thực vật rừng Kỳ Anh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Đặc biệt có một phần diện tích thuộc khu bảo tồn hồ Kẻ Gỗ cũng là 1 địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điểm có giá trị cao về du lịch sinh thái, theo số liệu điều tra, tại khu bảo tồn hồ Kẻ Gỗ có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện Kỳ Anh chủ yếu là vật

liệu xây dựng.

- Tài nguyên nhân văn: Kỳ Anh có nhiều lễ hội truyền thống như các lễ hội đền bà Nguyễn Bích Châu, đền Phương Giai, di tích Hoành Sơn Quan....Những lễ hội này có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, động viên lao động sản xuất và hấp dẫn khách du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của dự án formosa trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2008 2012 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)