4. Yêu cầu của đề tài
1.2.2. Chính sách bồi thường đất đai ở Thái Lan
Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.
Năm 1987 Thái Lan Hội đồng hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy Hội đồng tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án. Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi nhu cầu thu hồi đất trong nhiều dự án. Họ xây dựng giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường. [1]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thƣờng, GPMB, hỗ trợ và TĐC
1.3.1. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC ở Việt Nam
Theo Nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư bắt buộc ở Việt Nam:
Nghị định này quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân trong việc xây dựng các công trình do Nhà nước quản lý đó là: "đảm bảo kịp thời và đủ tiện ích cần thiết cho xây dựng công trình, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Những người có ruộng đất được trưng dụng được bồi thường và trong những trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công ăn việc làm, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt, tận dụng đất hoang để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân. Hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, đền chùa, trường hợp đặc biệt phải bàn kỹ với nhân dân địa phương".
Về mức và cách tính bồi thường, Nghị định 151/TTg có quy định: Đối với ruộng đất nếu không thể đổi bằng đất thì sẽ bồi thường bằng một số tiền bằng từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của đất bị trưng dụng; Đối với nhà cửa và kiến trúc thì được giúp đỡ xây dựng cái khác; Đối với hoa màu đã trồng mà chưa thu hoạch phải bồi thường thiệt hại đúng mức; Đối với mồ mả căn cứ và tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển.
Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định 151/TTg là rất đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại mà chỉ quan tâm đến sự thoả thuận của các bên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Luật đất đai năm 1993: Đã thể chế hoá các quy định của Hiến pháp
năm 1992 về đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất, chế độ quản lý, sử dụng các loại đất, quản lý việc sử dụng đất đúng mục đích, xác định thời hạn giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền thu hồi và giao, cho thuê đất; hạn mức sử dụng các loại đất và quy định các quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Thông qua Luật Đất đai năm 1993 người sử dụng đất đã được làm chủ về ruộng đất, có các quyền và nghĩa vụ được xác lập cụ thể, đất đai được vận động theo cơ chế thị trường, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn trở thành động lực to lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển đô thị và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Luật Đất đai năm 1993 thực sự là văn bản quan trọng đối với quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng và bồi thường đất đai, tài sản gắn kiền với đất [25].
Điều 27 của Luật Đất đai năm 1993 có quy định việc thu hồi đất và việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, việc thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường thiệt hại.
Tại điều 73 và 79 Luật Đất đai quy định cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, một trong những quyền và nghĩa vụ là được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi. Bồi thường cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình và giao lại cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Quy định
cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường giải phóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mặt bằng theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất. Tuy nhiên, trong quá trình tiển khai thực tế cho thấy, sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện giải phóng mặt bằng, người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Tình trạng thất nghiệp trẻ em phải bỏ học đối với những gia đình bị thu hồi đất khá phổ biến ở hầu hết các địa phương, từ đó nảy sinh vấn đề khiếu nại về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP giá đất do Nhà nước quy định để bồi thường thiệt hại về đất khác xa với giá thực tế. Với giá trị được bồi thường người có đất bị thu hồi không có khả năng tự lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang ngành nghề khác, để duy trì cuộc sống tối thiểu. Như vậy, dưới tác động của cơ chế thị trường cùng với số lượng dự án gia tăng công tác bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng trở lên khó khăn, phức tạp, thực tiễn đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt chính sách, cơ chế, năng lực thể chế trong công tác này [9].
Nghị định 197/2004/NĐ-CP: Bồi thường tài sản, tài sản trên đất hợp pháp
và có khả năng hợp pháp hoá được bồi thường 100% giá trị tài sản, còn tài sản trên đất sử dụng bất hợp pháp sẽ được trợ cấp 70-80% mức bồi thường hoặc không được trợ cấp, không được bồi thường theo mức độ bất hợp pháp của quyền sử dụng đất và tài sản.
Về chính sách hỗ trợ, Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã đưa ra chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống xã hội đối với những người phải di chuyển chỗ ở trong thời gian 6 tháng, đối với các nhân khẩu trong hộ, với mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tương đương 30kg gạo/tháng. Đối với những người phải di chuyển đến khu TĐC của tỉnh khác thì được trợ cấp một năm và hưởng chính sách đi vùng kinh tế mới (mục 1 Điều 28).
Nghị định còn quy định việc hỗ trợ theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp phải di chuyển địa điểm mới trong thời gian ngừng sản xuất, phải kinh doanh (mục 2 Điều 28); hỗ trợ chi phí đào tạo cho những lao động nông nghiệp phải chuyển sang nghề khác và ưu tiên tuyển dụng lao động cho các đối tượng có đất bị thu hồi (khoản 2 Điều 29).
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ:
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; Hỗ trợ khác...
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Xác định giá đất sát với giá thị trường tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được bồi thường bằng đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo 1 trong các hình thức: Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; Hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khóa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động. Trong quá trình lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Về chính sách tái định cư Nghị định quy định về thẩm quyền lập khu tái định cư và điều kiện bắt buộc phải có khu tái định cư, về nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình tại khu tái định cư và về nguồn vốn đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Như vậy: vấn đề bồi thường GPMB ở Việt Nam đã được đặt ra từ rất sớm, Nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 đã Hội đồng hành quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng đất; Thông tư 1972/TTg ngày 11/01/1970 của Chính Phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mới. Sau khi Luật đất đai ra đời và bước vào thời kỳ đổi mới thì bồi thường GPMB đã được chú trọng xử lý đồng bộ phù hợp với giai đoạn mới. Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng mục đích khác cùng với hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn đề có liên quan như giá đất, quy hoạch đã hình thành một hệ thống chính sách và tổ chức cho công tác bồi thường GPMB và cho đến nay sau nhiều lần bổ sung chúng ta hiện đang áp dụng Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản pháp quy trên đây thấy rõ một điều là các chính sách bồi thường GPMB là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp với các biến động của tình hình quản lý sử dụng đất đai. Trên thực tế đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và cơ bản giữ được nguyên tắc công bằng. Tuy vậy, nếu so với những yêu cầu mới thì vẫn còn một số vấn đề bất cập đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vẫn mang phong cách (huy động thời chiến) phải đặt lợi ích xã hội, lợi ích công cộng lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân lên việc bồi thường là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, chưa có tiêu chuẩn định mức rõ ràng và người bị ảnh hưởng sẵn sàng chịu đựng, còn Nhà quản lý cũng xem là đương nhiên và đơn giản, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì việc xử lý có điều kiện dễ dàng thực hiện hơn ngày nay trong nền kinh tế thị trường yêu cầu rất cụ thể về công bằng xã hội, lợi ích chính đáng của cá nhân được tôn trọng và khuyến khích phát huy đồng thời với lợi ích xã hội và lợi ích cộng đồng, con người cụ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Nên những quy định đã có là chưa đầy đủ, xét về mặt xã hội là chưa đảm bảo được sự cân bằng giữa lợi ích chung (Nhà nước, xã hội, cộng đồng) và lợi ích riêng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng) trong nhiều trường hợp mục tiêu GPMB nhanh gọn, ít tốn kém được quan tâm nhiều hơn so với mục tiêu bồi thường sao cho người chịu ảnh hưởng khôi phục mức sống Hội đồng đầu. Nghị định 197/2004/NĐ- CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ đã có những quy định cụ thể để khắc phục nhược điểm này.
Trong giai đoạn hiện nay thì các chính sách của Nhà nước cần phải được thực hiện đồng bộ và minh bạch trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư cũng như người chịu ảnh hưởng được thực hiện một cách thông suốt vì lợi ích phát triển chung. Do chưa hoàn toàn thoát khỏi cơ chế bao cấp nên kinh phí dùng để bồi thường GPMB đều lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước trong khi lợi ích do phát triển chưa trở thành nguồn thu đầy đủ ổn định và hợp pháp của nhà đầu tư. Thông thường các công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội được xây dựng mới đều làm cho giá đất các vùng lân cận tặng lên, sau khi công trình hoàn thành người đang sử dụng đất đó đương nhiên được hưởng mà không phải làm bất kỳ nghĩa vụ nào. Chính điều này, không chỉ hạn chế năng