Xác thực nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán và ứng dụng phương pháp nhúng thông tin vào ảnh số dựa trên ICA (Independent component analysis) (Trang 28)

Có thể thấy rằng ngày càng dễ dàng làm giả các sản phẩm kỹ thuật số bằng nhiều cách khó có thể phát hiện ra được. Ví dụ như hình 2.3 cho thấy một sửa đổi trên hình ảnh sử dụng phần mềm đồ họa. Hình bên trái là hình gốc, bên phải là hình sửa đổi. Nếu hình ảnh này là một chứng cớ quan trọng trong một cuộc điều tra của

cảnh sát hoặc một vụ kiện, thì hình thức giả mạo này có thể tạo ra một vấn đề nghiêm trọng. Những vấn đề tương tự có thể thực hiện với file hình ảnh và âm thanh.

Hình 2.3. Một ví dụ dễ hiểu về thay đổi hình ảnh: Người phụ nữ ở bức ảnh trái đã được làm biến mất trong bức ảnh phải.

Vấn đề xác thực nội dung được nghiên cứu kỹ trong mật mã. Một phương pháp mã hóa cho vấn đề này là sử dụng chữ ký điện tử, là hình thức viết lại mật mã ngắn gọn. Một hàm mật mã sử dụng khóa không đối xứng được sử dụng, trong đó khóa được sử dụng để mã hóa chữ ký khác biệt với khóa để giải mã chữ ký. Chỉ có người chủ hợp pháp tạo ra chữ ký mới biết được khóa để giải mã. Vì thế một kẻ sao chép cố tình thay đổi dòng ký tự không thể tạo ra chữ ký điện tử giả. Nếu một ai đó thường xuyên so sánh các bản sao chép có chữ ký điện tử với chữ ký điện tử mẫu thì họ có thể dễ dàng nhận ra các chữ ký đó không phù hợp và có thể biết rằng chữ ký đã bị giả mạo.

Biện pháp thường được sử dụng là gắn chữ ký trực tiếp lên sản phẩm bằng cách sử dụng thủy vân. Hãng Epson thường sử dụng một hệ thống như một đặc trưng trong tất cả các camera số của họ. Đây được coi đó là một chữ ký đính kèm và gọi đó là một dấu hiệu tra soát. Các dấu hiệu tra soát thường được thiết kế để trở thành vô hiệu. Sau khi chỉ cần có một sửa đổi nhỏ trên sản phẩm thì được gọi là thủy vân dễ phân mảng.

Việc sử dụng các dấu hiệu tra soát hạn chế các vấn đề xảy ra liên quan đến việc chắc chắn chữ ký điện tử sẽ xuất hiện trong sản phẩm. Dầu vậy, cũng phải xem xét để chắc chắn rằng việc đính thủy vân không thay đổi sản phẩm hoặc biến dạng nếu nó trở nên vô hiệu khi so sánh nó với chữ ký. Việc này có thể được thực

hiện bằng cách phân sản phẩm thành hai phần, một phần là với chữ ký được vi tính hóa, một phần với chữ ký được đính kèm. Ví dụ, một vài tác giả đề nghị vi tính hóa chữ ký high-oder bits và phần còn lại đính kèm chữ ký dưới dạng low-oder bits.

Nếu một tác phẩm chứa dấu hiệu xác thực người dùng bị thay đổi thì dấu hiệu cũng được thay đổi theo. Điều này đưa ra vấn đề cần phải nghiên cứu thêm là bằng cách nào tác phẩm đã bị làm biến dạng. Ví dụ, nếu một hình ảnh được chia làm hai khối và mỗi khối có một xác thực người dùng riêng đính kèm với nó, chúng ta có thể có được ý niệm cơ bản là phần nào của hình ảnh được xác thực và phần nào đã được thay đổi.

Một loại thông tin khác có thể được rút ra từ việc nghiên cứu dấu hiệu xác thực người dùng đã bị thay đổi là có hay không việc làm giảm độ nén đã được áp dụng đối với tác phẩm. Sự lượng tử hóa áp dụng bởi hầu hết các hàm làm giảm độ nén có thể dẫn tới sự thay đổi có tính sắc xuất ngẫu nhiên trong một thủy vân có thể nhận ra. Điều này là tiền đề cho giai đoạn hai của quá trình SDMI được yêu cầu đối với chức năng trong thủy vân âm thanh. Ngược lại chúng ta có thể không quan tâm xem tác phẩm đã được nén và có thể chỉ quan tâm xem đã có thêm các thay đổi đáng kể nào đã được thực hiện. Điều này dẫn tới khái niệm các thủy vân và chữ ký bán phân mảng, không thể bị thay đổi nếu có những tác động nhỏ chẳng hạn như giảm độ nén nhưng lại bị làm mất hiệu lực bởi những thay đổi chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thuật toán và ứng dụng phương pháp nhúng thông tin vào ảnh số dựa trên ICA (Independent component analysis) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)