Các phân hệ phần mềm:

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 89)

5.4.3.1. Phân hệ phần mềm tại Cơ quan đại diện:

Phân hệ phần mềm tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài bao gồm các chức năng chinh sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ:

Sau khi thực hiện đăng ký trực tuyến, công dân sẽ đến cơ quan đại diện Việt Nam tại nơi cƣ trú để nộp hồ sơ. Tại bàn tiếp nhận hồ sơ, cán bộ của cơ quan đại diện sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ. Để thực hiện đƣợc thao tác tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống, toàn bộ thông tin đăng ký trực tuyến của công dân đã đƣợc cập nhật từ hệ thống đăng ký trực tuyến (cơ sở dữ liệu đặt tại Cục Lãnh sự) vào cơ sở dữ liệu của phân hệ phần mềm tại cơ quan đại diện thông qua một Web Service trên hệ thống của Cục Lãnh sự đƣợc gọi bởi một thủ tục tự động (hoặc thủ công) trong phân hệ phần mềm của cơ quan đại diện.

Sau khi thực hiện thao tác tiếp nhận hồ sơ, trạng thái của hồ sơ sẽ đƣợc cập nhật ngƣợc trở lại hệ thống của Cục Lãnh sự thông qua lời gọi đến một Web Service đặt trên hệ thống của Cục Lãnh sự.

Hình: Chức năng tiếp nhận hồ sơ trên phân hệ phần mềm tại cơ quan đại diện

2. Gửi công văn cho Cục Lãnh sự:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ của cơ quan đại diện sẽ thực hiện thao tác gửi công văn về Cục Lãnh sự. Các dữ liệu đƣợc chuyển về hệ thống của Cục Lãnh sự thông qua một lời gọi đến một Web Service trên hệ thống của Cục Lãnh sự.

Hình: Chức năng gửi công văn về Cục Lãnh sự trên phân hệ phần mềm tại CQĐD

3. Quản trị hồ sơ

Chức năng này cho phép các cơ quan đại diện quản lý toàn bộ tiến trình thực hiện (trạng thái) của các hồ sơ đã đƣợc cơ quan đại diện của mình tiếp nhận. Để cập nhật trạng thái xử lý, một tính năng tự động của phần mềm tại cơ quan đại diễn sẽ gọi đến một Web Service tra cứu trạng thái hồ sơ trên hệ thống của Cục Lãnh sự.

Hình: Chức năng quản trị hồ sơ trên phân hệ phần mềm tại CQĐD

4. Trả kết quả

Chức năng này cho phép cơ quan đại diện thực hiện thao tác xác nhận trả hồ sơ khi gửi trả giấy chứng nhận thôi quốc tịch cho công dân. Chỉ có những hồ sơ đã nhận đƣợc công văn chấp thuận giải quyết hồ sơ của Cục Lãnh sự mới đƣợc chuyển sang thực hiện chức năng này.

Hình: Chức năng trả kết quả trên phân hệ phần mềm tại CQĐD

5.4.3.2. Phân hệ phần mềm tại Cục Lãnh sự

Phân hệ phần mềm tại Cục Lãnh sự bao gồm các chức năng chính nhƣ sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ từ Cơ quan đại diện

Chức năng này cho phép Cục Lãnh sự thực hiện thao tác tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan đại diện sau khi nhận đƣợc hồ sơ bản cứng từ cơ quan đại diện gửi về đến Cục Lãnh sự. Sau khi thực hiện thao tác này, hồ sơ đƣợc cập nhật trạng thái và cho phép thực hiện các bƣớc tiếp theo trong quy trình.

2. Quản trị hồ sơ:

Chức năng này cho phép Cục Lãnh sự quản lý toàn bộ tiến trình của tất cả các hồ sơ đƣợc gửi về từ tất cả các cơ quan đại diện. Chức năng này là phần trình diễn hoạt động của mô đun “Quản lý và điều phối tiến trình”, trái tim của hệ thống đƣợc thiết kế theo chiến lƣợc quản lý phối hợp các tổ chức Orchestra.

3. Gửi công văn Bộ Công an

Chức năng này cho phép Cục Lãnh sự tiến hành gửi công văn cho Bộ Công an để xác minh các hồ sơ. Có hai cách tiếp cận:

- Cách 1: Webservice đặt tại hệ thống của Cục Lãnh sự, khi phân hệ phần mềm

tại Bộ Công an hoạt động và gọi đến Webservice này để lấy danh sách công văn về phân hệ phần mềm của Bộ Công an.

- Cách 2: Webservice đặt tại hệ thống của Bộ Công an, khi Cục Lãnh sự tiến hành gửi công văn phần mềm sẽ gọi đến Webservice để gửi danh sách công văn và hồ sơ vào phân hệ phần mềm của Bộ Công an.

4. Gửi công văn Bộ Tƣ pháp

Chức năng này cho phép Cục Lãnh sự tiến hành gửi công văn cho Bộ Tƣ pháp để xác minh các hồ sơ. Có hai cách tiếp cận:

- Cách 1: Webservice đặt tại hệ thống của Cục Lãnh sự, khi phân hệ phần mềm

tại Bộ Tƣ pháp hoạt động và gọi đến Webservice này để lấy danh sách công văn về phân hệ phần mềm của Bộ Tƣ pháp.

- Cách 2: Webservice đặt tại hệ thống của Bộ Tƣ pháp, khi Cục Lãnh sự tiến hành gửi công văn phần mềm sẽ gọi đến Webservice để gửi danh sách công văn và hồ sơ vào phân hệ phần mềm của Bộ Tƣ pháp.

5. Gửi trả kết quả cho Cơ quan đại diện

Chức năng này cho phép Cục Lãnh sự tiến hành gửi công văn cho Cơ quan đại diện để trả kết quả xử lý các hồ sơ. Có hai cách tiếp cận:

- Cách 1: Webservice đặt tại hệ thống của Cục Lãnh sự, khi phân hệ phần mềm

tại Cơ quan đại diện hoạt động và gọi đến Webservice này để lấy danh sách công văn về phân hệ phần mềm của Cơ quan đại diện.

- Cách 2: Webservice đặt tại hệ thống của Cơ quan đại diện, khi Cục Lãnh sự tiến

hành gửi công văn phần mềm sẽ gọi đến Webservice để gửi danh sách công văn và hồ sơ vào phân hệ phần mềm của Cơ quan đại diện.

5.4.3.3. Dịch vụ xác minh tại Bộ Công an

Phân hệ phần mềm tại Bộ Công an bao gồm các chức năng chính:

1. Tiếp nhận hồ sơ từ yêu cầu xác minh

Chức năng này cho phép Bộ Công an thực hiện thao tác tiếp nhận yêu cầu xác minh hồ sơ từ các cơ quan, trong đó có Cục Lãnh sự. Sau khi thực hiện thao tác này, hồ sơ đƣợc cập nhật trạng thái đã đƣợc Bộ Công an tiếp nhận. Các cơ quan yêu cầu xác minh (Cục Lãnh sự) thông qua Webservice đặt tại Bộ Công an có thể xác định đƣợc trạng thái đã tiếp nhận hồ sơ của Bộ Công an. Toàn bộ dữ liệu xử lý đƣợc chuyển vào phần mềm nghiệp vụ riêng về xác minh của Bộ Công an.

2. Tiến hành xác minh

Các dữ liệu đƣợc chuyển vào hệ thống phần mềm nghiệp vụ riêng của Bộ Công an để tiến hành xác minh theo quy trình nghiệp vụ riêng. Sau khi có kết quả xác minh, trạng thái xử lý hồ sơ xác minh đƣợc cập nhật ngƣợc trở lại phân hệ phần mềm của Bộ Công an.

3. Cập nhật trạng thái hồ sơ đang xử lý

Trạng thái xử lý hồ sơ đƣợc phần mềm nghiệp vụ riêng của Bộ Công an cập nhật trạng thái để các cơ quan yêu cầu xác minh có thể tra cứu.

4. Trả kết quả xác minh

Kết quả xác minh đƣợc phần mềm nghiệp vụ riêng của Bộ Công an đẩy ra Web Service của dịch vụ xác minh để các cơ quan yêu cầu xác minh có thể nhận kết quả về hệ thống của mình.

5.4.3.4. Phân hệ phần mềm tại Bộ Tƣ pháp

Phân hệ phần mềm tại Bộ Tƣ pháp bao gồm các chức năng chính:

Chức năng này cho phép Bộ Tƣ pháp thực hiện thao tác tiếp nhận yêu cầu xử lý hồ sơ từ Cục Lãnh sự. Sau khi thực hiện thao tác này, hồ sơ đƣợc cập nhật trạng thái đã đƣợc Bộ Tƣ pháp tiếp nhận.xử lý hồ sở đƣợc cập nhật trở lại hệ thống của Cục Lãnh sự thông qua Webservice đặt tại Cục Lãnh sự và toàn bộ dữ liệu xử lý đƣợc chuyển vào phần mềm nghiệp vụ riêng về thôi quốc tịch của Bộ Tƣ pháp.

2. Quản lý hồ sơ tiếp nhận từ Cục Lãnh sự

3. Xử lý hồ sơ

Các dữ liệu đƣợc chuyển vào hệ thống phần mềm nghiệp vụ riêng của Bộ Tƣ pháp để tiến hành xử lý hồ sơ theo quy trình nghiệp vụ riêng. Sau khi có kết quả xử lý hồ sơ, kết quả xử lý hồ sơ đƣợc cập nhật ngƣợc trở lại phân hệ phần mềm của Bộ Tƣ pháp.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình dịch vụ hành chính công điện tử của một số quốc gia phát triển và những đánh giá về thực tế các hệ thống Công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hành chính công điện tử của Việt Nam hiện nay, một mô hình dịch vụ hành chính công điện tử phù hợp với Việt Nam đã đƣợc xây dựng và đề xuất với mục tiêu cải thiện chất lƣợng dịch vụ phục vụ ngƣời dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham gia cung cấp dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tƣ. Mô hình dịch vụ hành chính công điện tử đƣợc đề xuất đáp ứng đƣợc các yêu cầu:

Phù hợp với thực tế nền hành chính

- Đảm bảo tính tự chủ và độc lập tƣơng đối của các cơ quan tham gia toàn bộ quy

trình nghiệp vụ liên thông. Thói quen của ngƣời sử dụng đƣợc duy trì là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong thành công của các dự án CNTT.

- Giảm thiểu chi phí đầu tƣ do không đòi hỏi phải xây dựng lại toàn bộ phần mềm nghiệp vụ.

Phù hợp với thực tế hạ tầng kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng của các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ không đồng đều

trên các nền tảng công nghệ khác nhau.

- Kênh truyền dữ liệu giữa các cơ quan chủ yếu sử dụng bằng kênh truyền trên

Internet công cộng. Do vậy, các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cho dịch vụ kênh truyền không có tính khả thi cao.

Tính mềm dẻo

- Các dịch vụ hành chính công có một đặc điểm là hay có sự điều chỉnh về quy

trình nghiệp vụ mỗi khi có các quy định mới. Do đó, với mô hình đề xuất, các hệ thống phần mềm sẽ dễ dàng hơn trong việc cải tiến, chỉnh sửa do đã đƣợc thiết kế mođun theo định hƣớng SOA.

Tính mở và khả năng tích hợp

- Với mô hình đề xuất, các phần mềm dịch vụ hành chính công có thể dễ dàng

kết hợp với các hệ thống nghiệp vụ của cơ quan khác để tạo ra những dịch vụ liên thông. Đồng thời, có thể sẵn sãn sàng tích hợp để trở thành các dịch vụ hành chính công ở cấp độ Connected Services.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo cáo đánh giá trang/cổng thông tin điện tử

và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2011, 2011.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ một cửa:Giải pháp hỗ trợ thúc đẩy

phát triển và ứng dụng chính phủ điện tử thế hệ mới, 2012.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Xu hướng phát triển chính phủ điện tử trên thế

giới, 2010.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo cáo tổng kết thí điểm thực hiện cơ chế một

cửa tại các Bộ, 2008.

5. IBM, Mô hình lập trình SOA để triển khai thực hiện các dịch vụ Web, 2009.

6. Lê Trung Nghĩa dịch, Tài liệu Mô hình Tham chiếu Hợp nhất Kiến trúc Tổng

thể Liên bang (FEA), 2012

Tiếng Anh

7. Anne Fleur van Veenstra, Marijn Janssen and Bram Klievink Delft University

of Technology, The Netherlands, Strategies for Orchestrating and Managing Supply Chains in Public Service Networks, 2009.

8. The Government of the Hong Kong Special Administrative Region, WEB

SERVICES SECURITY, 2008.

9. Microsoft, Connected Government Framework.

10.Fred A. Cummins, EDS Fellow, Chair OMG BMIDTF, EDS Technology

Policy, Processes and Standards, Modeling Business Processes for SOA:

Designing the Service Oriented Enterprise, 2006.

11.EIF and IDA eLink: advancing e-government interoperability at pan-European level.

12.E-Government Interoperability Framework, e-GIF.

13.IBM, SOA and web services.

14.Government of Pakistan Ministry of Information Technology, E -

GOVERNMENT STANDARDS, 2009.

15.MINIMUM INTEROPERABILITY STANDARDS (MIOS) for Information

16.European Communities, EUROPEAN INTEROPERABILITY FRAMEWORK FOR PAN-EUROPEAN eGOVERNMENT SERVICES, 2004

17.Emmanuel C. Lallana, UNDP, e-Government Interoperability, 2008

18.MicroSoft, Web Service Security: Scenarios, Patterns, and Implementation Guidance for Web Services Enhancements (WSE) 3.0, 2005

19.MicroSoft, The Connected Government Framework for Local and Regional

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)