Nhằm tăng cƣờng khả năng thích nghi trong những điều kiện khác nhau, mô đun hóa quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ hệ thống thông tin đƣợc áp dụng. Mô đun hóa đƣợc hiểu rằng các bƣớc trong quy trình nghiệp vụ đƣợc tổ chức thực hiện bởi các thực thể khác nhau, thay vì một quy trình nghiệp vụ tích hợp. Mô đun hóa đem lại các lợi ích: mềm dẻo trong quản lý, cho phép thực hiện công việc một cách song song, khả năng chấp nhận những hạn chế đem lại từ các mô đun khác. Trong trƣờng hợp các cơ quan chức năng khác nhau thực hiện các công đoạn khác nhau của một dịch vụ, việc quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ chỉ tập trung vào việc liên kết các thành phần đã đƣợc mô đun hóa. Liên kết giữa các mô đun thể hiện mức độ phụ thuộc và tin cậy lẫn nhau. Việc liên kết các mô đun đƣợc chia làm 2 dạng: liên kết chặt (Tight coupling) và liên kết lỏng (Loose coupling). Trong liên kết lỏng, các mô đun độc lập với nhau và đòi hỏi rất ít các điều kiện đối với các mô đun khác khi liên kết, chủ yếu là yêu cầu về định dạng dữ liệu và thứ tự của thao tác. Điều này cho phép dễ dàng thay thế hoặc chỉnh sửa một mô đun. Hơn nữa, việc trao đổi thông tin giữa các mô đun lỏng thƣờng không có phụ thuộc trực tiếp nào và có thể sử dụng các kết nối không đồng bộ thực hiện, giảm thiểu đƣợc yêu cầu về thời gian tính (tính sẵn sàng). Ƣu điểm của liên kết lỏng là sự ảnh hƣởng không đáng kể khi có sự thay đổi của một mô đun, trong khi liên
kết chặt cho phép thực hiện các tiến trình theo thời gian thực và trao đổi dữ liệu một cách đầy đủ. Một ƣu điểm khác của liên kết chặt là tại một thời điểm cụ thể, trạng thái xử lý công việc đƣợc xác định rõ ràng và có thể tạo ra những tác động phù hợp.