Về nguyên lý chung khi lựa chọn dịch vụ hành chính công trực tuyến

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 70 - 71)

Trƣớc khi lựa chọn dịch vụ hành chính công trực tuyến để áp dụng vào tổ chức của mình, ngƣời lãnh đạo cần nắm vững một số nguyên lý sau:

-Xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến phải gắn liền với xây dựng chính phủ điện tử và song hành với lộ trình xây dựng chính phủ điện tử;

-Chính phủ điện tử nói chung và dịch vụ hành chính công trực tuyến nói riêng

không phải là một thực thể mà chỉ là một công cụ, một phƣơng thức làm việc mới dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đạt hiệu quả cao hơn, minh bạch hơn, phục vụ ngƣời dân tốt hơn với chi phí rẻ hơn;

-Bản chất của dịch vụ hành chính công trực tuyến chỉ là ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông để tự động hóa thủ tục hành chính từ các thủ tục “giấy” thông thƣờng nên trƣớc khi quyết định xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến các cơ quan nhà nƣớc cần chuẩn bị trang bị kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức tham gia xử lý thủ tục hành chính đó. Ngoài ra cũng nên xem xét trình độ của ngƣời dân tại nơi định áp dụng thủ tục hành chính công trực tuyến để

tránh đầu tƣ không hiệu quả. Nghĩa là phải luôn có công chức điện tử + công dân điện

tử = dịch vụ hành chính công trực tuyến;

-Lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc phải nhận thức đƣợc vai trò thiết yếu của CNTT

cũng nhƣ nhu cầu tự thân phải ứng dụng CNTT để đổi mới, cần phân bổ nguồn tài chính phân dịch vụ hành chính công trực tuyến nói riêng và chính phủ điện tử nói chung cho phù hợp. Nhƣng quan trọng nhất, cần nhận thực đƣợc việc thay đổi cách thức và tƣ duy làm việc của cán bộ viên chức từ môi trƣờng giấy tờ, gặp mặt trực tiếp sang phi giấy tờ, giao dịch hoàn toàn qua mạng... là rất khó để có phƣơng pháp triển khai;

-Dịch vụ nào đƣợc dân quan tâm nhiều, gần dân thì càng phải thực hiện hành

chính công trực tuyến sớm; Triển khai các dịch vụ hành chính công trực tuyến là nhiệm vụ chung và cũng là nhu cầu phát triển tự thân của các cơ quan nhà nƣớc;

-Không thể vội vàng, hấp tấp triển khai dịch vụ hành chính công trực tuyến, đây là cả một quá trình lâu dài, phải tiến hành từng bƣớc một cách thận trọng, có lộ trình cụ thể, phù hợp. Nếu cố gắng nhảy vào mức độ cao ngay từ đầu sẽ làm nảy sinh nhiều bất cập và tác dụng ngƣợc;

-Cần xét đến tính đặc thù của vùng miền, địa lý, thổ nhƣỡng, quy mô, để xây

dựng cho hợp lý tránh rập khuôn máy móc.

4.3.2. Về quy trình lựa chọn dịch vụ hành chính công trực tuyến

Nói chung, khi xây dựng một dịch vụ hành chính công trực tuyến, các cơ quan nhà nƣớc thƣờng thực hiện các bƣớc sau:

-Bƣớc 1. Đánh giá hiện trạng nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp về nhóm dịch vụ định triển khai, đánh giá trình độ ngƣời dân, đánh giá trình độ CNTT của cán bộ, công chức, đánh giá tiền khả thi khi thực hiện tự động hóa thủ tục hành chính so với thông thƣờng. Ngoài ra các yếu tố nhƣ tài chính, trình độ năng lực trong tổng thể hạ tầng CNTT của tổ chức cũng đƣợc xét đến trong bản đánh giá hiện trạng này. Kết quả của bƣớc 1 là tài liệu tham khảo quan trọng cho những bƣớc tiếp theo;

-Bƣớc 2. Lựa chọn dịch vụ hành chính công triển khai và đánh giá sơ bộ mức

dịch vụ khi triển khai;

-Bƣớc 3. Chuẩn bị hạ tầng cần thiết, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực tài chính, nâng cao trình độ cho công chức cũng nhƣ ngƣời dân và đánh giá bƣớc đầu về hiệu quả đầu tƣ, đánh giá rủi ro cũng nhƣ độ phức tạp khi triển khai;

-Bƣớc 4. Tiến hành phân tích, thiết kế và thi công. Trong bƣớc này phải phân

tích độ phức tạp khi triển khai dịch vụ, phân tích các khó khăn về kỹ thuật, các phần mềm đi kèm, các phần mềm tích hợp, khả năng tƣơng thích với hệ thống sẵn có từ đó đƣa ra đƣợc thiết kế logic, đƣa ra đƣợc các yêu cầu để nhà thầu thực hiện;

-Bƣớc 5. Kiểm thử. Trƣớc khi đƣa hệ thống phần mềm cung cấp dịch vụ vào sử

dụng trong thực tế, hệ thống cần đƣợc nhà kiểm thử phần mềm kiểm thử độc lập; -Bƣớc 6. Tuyên truyền rộng rãi đến ngƣời dân và doanh nghiệp khi đƣa hệ thống vào sử dụng.

Lƣu ý rằng toàn bộ bƣớc 1 đến bƣớc 5 phải đƣợc tiến hành theo mô hình xoáy trôn ốc, nghĩa là không nhất thiết phải thực hiện xong bƣớc 1 rồi mới làm bƣớc 2, xong bƣớc 2 rồi mới làm bƣớc 3 mà là có thể làm đồng thời, cập nhật, sửa đổi thƣờng xuyên liên tục.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)