Các chiến lƣợc trong quản lý quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 36)

Nhƣ đã trình bầy ở trên, hai hƣớng chính trong chiến lƣợc quản lý quy trình nghiệp vụ đƣợc chỉ ra, bao gồm: mức độ quản lý các bƣớc trong quy trình và cách tiếp cận kiến trức trong việc tích hợp các hệ thống thông tin.

Hƣớng thứ nhất bao gồm 2 tình huống:

1. Quản lý tập trung: toàn bộ quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ đƣợc quản lý

theo mô hình các cơ quan chức năng tham gia quy trình và chịu sự điều phối của một cơ quan cấp trên (orchestrator) .

2. Quản lý phân tán: các cơ quan chức năng tham gia thực hiện quy trình nghiệp

Hƣớng thứ hai bao gồm 2 tình huống: 1. Liên kết chặt.

2. Liên kết lỏng.

Tổ hợp các hƣớng với các tình huống khác nhau trong một đồ thị sẽ tạo ra 4 chiến lƣợc quản lý sự phối hợp giữa các tổ chức trong quy trình nghiệp vụ, bao gồm:

1. Merger: chiến lƣợc này đƣợc xây dựng với yêu cầu quản lý tập trung và liên kết

giữa các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết chặt. Tại bất kỳ thời điểm nào, một bƣớc trong quy trình nghiệp vụ đƣợc thực hiện và chuyển kết quả sang bƣớc nghiệp vụ kế tiếp, một thông điệp tiếp nhận xử lý sẽ đƣợc hệ thống thực hiện bƣớc nghiệp vụ kế tiếp gửi cho nút trung tâm, điều này giúp cho việc quản lý và giám sát chặt chẽ quy trình và tình trạng thực hiện của các bộ phận tham gia quy trình nghiệp vụ. Trong chiến lƣợc này, các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ có rất ít sự tự chủ và cần phải có một hệ thống thông tin tích hợp đƣợc xây dựng bao trùm các cơ quan tham gia. Tuy nhiên, do tính chất kiểm soát tập trung cao và các hệ thống đƣợc tích hợp chặt chẽ sẽ là rào cản lớn khi một cơ quan mới tham gia vào quy trình nghiệp vụ do thay đổi về cơ cấu tổ chức. Thông thƣờng sẽ phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống ứng dụng.

2. Orchestra: chiến lƣợc đƣợc xây dựng với yêu cầu quản lý tập trung và liên kết

giữa các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết lỏng. Trong chiến lƣợc này, tiến trình xử lý bao gồm các bƣớc do các thực thể tự chủ thực hiện độc lập nhƣng vẫn đảm bảo sự quản lý tập trung toàn bộ tiến trình tại bất cứ thời điểm nào. Nó tƣơng tự nhƣ việc thực hiện một bản hợp xƣớng, trong khi nhạc trƣởng chỉ huy dàn nhạc, các nhạc công chơi các nhạc cụ theo vai trò của mình. Trong một quy trình nghiệp vụ, điều này có nghĩa là mặc dù tất cả các thực thể tham gia quy trình nghiệp vụ có thể thực hiện các phần việc trong tiến trình nghiệp vụ theo cách của họ nhƣng vẫn phải đảm bảo các thông tin đƣợc trao đổi theo cách nào đó để toàn bộ quy trình nghiệp vụ đƣợc thể hiện nhƣ

trong một thể thống nhất. Hơn thế nữa, các tác nghiệp đƣợc thực hiện bởi các thực thể độc lập cần đƣợc thể hiện một cách rõ ràng và theo chuẩn. Các thông tin đƣợc trao đổi phải đầy đủ để đảm bảo các bƣớc trong quy trình nghiệp vụ có đủ thông tin thực hiện phần nghiệp vụ của mình.

3. Relay Race: chiến lƣợc đƣợc xây dựng không yêu cầu quản lý tập trung và liên

kết giữa các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết chặt. Điều này có nghĩa rằng các thực thể độc lập tham gia tiến trình nghiệp vụ đã thống nhất một định dạng dữ liệu trao đổi giữa các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo một liên kết chặt chẽ giữa các bên. Kết quả xử lý công việc tại bƣớc này đƣợc chuyển trực tiếp đến bƣớc tiếp theo (thực thể độc lập khác) theo một định dạng thông tin đã đƣợc quy ƣớc để xử lý, tƣơng tự nhƣ việc chuyển “thẻ bài” để vận động viên tiếp theo thực hiện bài thi theo khả năng của vận động viên đó nhƣ trong chạy tiếp sức. Trong chiến lƣợc này, không có cơ chế kiểm soát tập trung đảm bảo thời gian thực hiện toàn bộ quy trình nghiệp vụ theo đúng quy định (thƣờng là trong các văn bản pháp lý). Để đảm bảo thời gian, các thực thể tham gia cần phải có thỏa thuận hợp tác, phối hợp cụ thể.

4. Broadcasting: chiến lƣợc đƣợc xây dựng không yêu cầu quản lý tập trung và liên kết giữa các cơ quan tham gia quy trình nghiệp vụ là liên kết lỏng.

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 36)