Giới thiệu về dịch vụ hành chính công “Xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 79)

5.1. Giới thiệu về dịch vụ hành chính công “Xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài” quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài”

“Xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài” là một trong số nhiều dịch vụ hành chính công đang đƣợc cung cấp bởi trên 90 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài. Thông tin chung về dịch vụ hành chính công nhƣ sau:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nƣớc.

- Cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền đƣợc uỷ quyền hoặc phân cấp thực

hiện: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt

Nam ở nƣớc ngoài.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp.

- Thời hạn giải quyết: 90 ngày làm việc, không tính thời gian chuyển hồ

sơ và chờ ngƣời xin trở lại quốc tịch làm thủ tục xin thôi quốc tịch nƣớc ngoài. 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc bản sao Quyết định của Chủ tịch nƣớc.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Quy trình nghiệp vụ xin thôi quốc tịch Việt Nam:

- Bƣớc 1: Nộp hồ sơ

Công dân Việt Nam ở nƣớc ngoài khi có nhu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ đến trụ sở của cơ quan đại diện nộp hồ sơ.

- Bƣớc 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan đại diện ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ xin thôi quốc tịch và cấp cho ngƣời nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trƣờng hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì Cơ quan đại diện hƣớng dẫn cho đƣơng sự bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

- Bƣớc 3: Phân loại hồ sơ

Cơ quan đại diện lập danh mục các giấy tờ có trong từng hồ sơ và phân loại thành hồ sơ thuộc diện đƣợc miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật

Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ thuộc diện cần phải xác minh về nhân thân. Trƣờng hợp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc diện đƣợc miễn xác minh về nhân thân, thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nƣớc ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; trƣờng hợp không đƣợc miễn thủ tục xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

- Bƣớc 4: Chuyển hồ sơ

Cơ quan đại diện thông qua Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tƣ pháp văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những ngƣời đƣợc đề nghị giải quyết và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Bƣớc 5: Thẩm tra hồ sơ

Bộ Tƣ pháp thực hiện việc thẩm tra hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về ngƣời xin thôi quốc tịch Việt Nam. Bộ Tƣ pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công an) kiểm tra, xác minh nếu thấy có những điểm chƣa rõ ràng, thiếu chính xác về họ tên, địa chỉ, quan hệ gia đình, mục đích xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc các thông tin khác liên quan.

- Bƣớc 6: Xử lý hồ sơ

Sau khi nhận đƣợc văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những ngƣời đƣợc đề nghị giải quyết và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tƣ pháp ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và đăng tải danh sách những ngƣời đƣợc đề nghị giải quyết các việc về quốc tịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tƣ pháp. Bộ Tƣ pháp cập nhật tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ vào danh sách đã đƣợc đăng tải.

- Bƣớc 7: Thông báo kết quả

Cơ quan đại diện thông báo kết quả bằng văn bản cho ngƣời nộp hồ sơ về việc giải quyết cho thôi quốc tịch Việt Nam

Hình : Quy trình nghiệp vụ dịch vụ cấp giấy chứng nhận thôi quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính Phủ điện tử tại Việt Nam (Trang 79)